Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Hỏi người tri kỉ có buồn hay chăng?
Cá buồn cá lội tung tăng,
Em buồn em biết đãi đằng cùng ai?
Ngẫu nhiên
-
-
Cơi trầu anh têm ra đây
-
Ở đời có bốn cái ngu
-
Đòn xóc hai đầu
-
Kẻ tám lạng người nửa cân
-
Ngoài xanh trong trắng như ngà
-
Cứ đêm đêm tôi nằm tôi vuốt bụng tôi gọi trời
-
Chàng ơi phụ thiếp làm chi
-
Bắt bò cày triều
-
Quả cau nho nhỏ
Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa.
Lấy chồng từ thuở mười ba,
Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường thiếp hãy còn son,
Về nhà thiếp đã năm con một chồng.Dị bản
Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa.
Tiền gạo thì của mẹ cha
Cái nghiên, cái bút thật là của em.Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa.
Lấy chồng từ thuở mười ba,
Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường thiếp hãy còn son,
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.
Cái Cả đã biết dọn hàng,
Thằng Hai đi học về tràng khoa thi.
Cái Ba buôn bán đủ nghề,
Còn hai đứa nhỏ vẫn thì ăn chơi.
-
Ngọc trầm thủy thượng anh ơi
-
Bù đầu giả dại làm ngây
Bù đầu giả dại làm ngây
Khôn kia dễ bán dại này mà ăn -
Yêu anh em không nói khi đầu
Yêu anh, em không nói khi đầu
Yêu chi dang dở giữa cầu bắc ngang -
Ai về Phong Lệ thì về
-
Cầm đèn chạy trước ô tô
Cầm đèn chạy trước ô tô
-
Nhớ em anh gởi chút tình
-
Người già mà lấy vợ tơ
Người già mà lấy vợ tơ
Như liều thuốc độc để hờ bên thân -
Một lời, đã trót nói ra
Một lời, đã trót nói ra,
Dù rằng bốn ngựa, khó mà đuổi theo -
Thương thay cho kẻ quạt mồ
Dị bản
Thương thay cho kẻ quạt mồ
Hại thay cho kẻ cầm vồ đập săngThương thay cho kẻ quạt mồ
Ghét thay cho kẻ cầm vồ tháo nêm
-
Nước có khi trong khi đục
Nước có khi trong khi đục
Người có kẻ tục người thanh
Chú thích
-
- Đãi đằng
- Tâm sự, giãi bày (từ cổ).
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Lãnh nợ
- Trả nợ hoặc vay mượn giúp người khác. Có bản chép: gánh nợ, giải nợ.
-
- Gác cu
- Bẫy chim cu bằng lồng bẫy có sử dụng chim mồi.
-
- Gọi làm mai là ngu vì khi cuộc hôn nhân không được hạnh phúc, người mai mối thường bị "đổ thừa."
Gọi lãnh nợ là ngu vì nếu người vay quỵt nợ thì người lãnh nợ phải trả nợ thay.
Gọi gác cu là ngu vì đây là một công việc vất vả cực nhọc, tốn rất nhiều thời gian, lại nguy hiểm, dễ bị côn trùng và rắn độc cắn.
Gọi cầm chầu là ngu vì việc hay dở là tùy vào cảm thụ của mỗi người, rất khó làm vừa lòng tất cả.
-
- Đòn xóc
- Vật dụng thường làm từ một đoạn tre, hai đầu vót nhọn, dùng để xóc gánh lúa, cỏ, mía...
-
- Đòn xóc hai đầu
- Người đứng giữa xúc xiểm cả hai bên để đẩy họ đến tình trạng mâu thuẫn, xung đột với nhau, cũng như cái đòn xóc có hai đầu nhọn để xóc các bó lúa, ngô.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ruộng triều
- Nguyên nghĩa là ruộng có thủy triều lên xuống, ra vào, sau dùng để chỉ những ruộng nước bùn lầy.
-
- Bắt bò cày triều
- Ruộng triều có khi bùn lầy đến thắt lưng, đến sức trâu cũng không cày bừa được. Bắt bò cày ruộng triều nghĩa là cắt đặt công việc không đúng với khả năng, không hợp lí.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Ngọc trầm thủy thượng
- Ngọc chìm đáy nước (dịch thoát ý).
-
- Bách niên giai ngẫu
- Đẹp đôi cho đến trăm tuổi. Đây là lời chúc dành cho vợ chồng mới cưới.
-
- Phong Lệ
- Tên một làng cổ, có tên gốc là xứ Đà Ly, sau chia làm hai làng là Phong Bắc nay thuộc phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, và Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Làng Phong Lệ có lễ rước Mục Đồng truyền thống để cầu cho lúa tốt, được mùa. Tại đây cũng có di tích khảo cổ Phong Lệ, di tích Chăm tiêu biểu nhất của thành phố.
-
- Trăng non
- Trăng vào những đêm đầu tháng âm lịch, chưa tròn, nhưng mỗi đêm một đầy dần.
-
- Dương
- Còn gọi là cây phi lao (từ gốc tiếng Pháp filao), một loại cây mọc nhiều dọc theo các bờ biển nước ta. Phi lao có vai trò rất lớn trong việc chắn cát, giữ cho các làng ven biển khỏi bị sa mạc hoá.
-
- Săng
- Quan tài.
-
- Bài ca dao này nhắc chuyện Trang Tử - triết gia nổi tiếng Trung Quốc sống vào khoảng 365–290 trước Công Nguyên. Một hôm, Trang Tử dạo chơi, lúc đi ngang qua nghĩa địa, thấy một người đàn bà đang ngồi quạt nấm mồ còn ướt. Ông lấy làm lạ hỏi ra thì được biết người đàn bà ấy chồng chết sớm chôn tại đây. Trước lúc chết, chồng có trăng trối nếu sau này muốn tái giá hãy đợi đến khi mộ xanh cỏ. Nay có người đến hỏi, nàng muốn tái giá nhưng vì trời mưa, mộ còn ướt, nên phải quạt cho mau khô để kịp thời gian lấy chồng. Trang Tử dùng phép thuật quạt giùm mấy cái, tự nhiên mộ khô ráo, cỏ mọc xanh um. Thiếu phụ mừng rỡ, lạy tạ, tặng Trang Tử chiếc quạt rồi bỏ đi. Về nhà, ông kể lại cho vợ là Điền thị nghe, Điền thị liền xé chiếc quạt hết lời chê bai người đàn bà kia. Ông không nói gì. Mấy hôm sau đột nhiên Trang Tử lăn ra chết. Thây còn đang được quàng trong nhà. Vợ ông khóc lóc kể lể, lúc nào cũng đầm đìa nước mắt. Ðến ngày thứ hai, bỗng có một thanh niên xưng là học trò của Trang Tử ở xa đến thăm thầy, xin điếu tang và ở lại lo việc ma chay. Điền thị thấy chàng thanh niên đẹp trai, đem lòng yêu mến. Đến nửa đêm, chàng rên rỉ quằn quại kêu đau bụng dữ dội. Điền thị lo sợ, hỏi cách chạy chữa và được biết chỉ cần lấy óc người sống hoặc mới chết chưa quá trăm ngày ngâm rượu uống sẽ khỏi ngay. Thị không ngần ngại lấy búa đập quan tài định bửa sọ chồng làm thuốc cho tình nhân. Nắp quan vừa mở, bỗng thấy Trang Tử ngồi dậy, chàng thanh niên cũng biến đâu mất. Điền thị xấu hổ quá bèn tự tử chết.