Mẹ dài lại đẻ con tròn
Đẻ ra long núi, vỡ non, sập nhà
Ngẫu nhiên
-
-
Lúa xanh lúa trổ bông nhanh
Lúa xanh lúa trổ bông nhanh
Em xanh em cũng muốn anh hẹn hò -
Buổi mai ăn cơm cho no
Buổi mai ăn cơm cho no
Đi ra chợ Gio
Mua chín cái tréc
Đắp chín cái lò
Cái nấu canh ngò
Cái kho củ cải
Cái nấu cải chuối xanh
Cái nấu cá kình
Cái rim thịt vịt
Cái hầm thịt gà
Cái nấu om cà
Cái kho đu đủ
Cái nấu củ khoai tây
Nghe tin anh học trường này
Bồn chồn trong dạ bỏ chín cái tréc này không coi.Dị bản
-
Ông thời đi khỏi, ông giỏi nằm co
-
Phận nghèo đi bán dưa môn
-
Trăng lên khỏi núi, khuất bụi chuối con trăng mờ
Trăng lên khỏi núi, khuất bụi chuối con trăng mờ
Tiếng em ở chợ sao khờ bán buôn -
Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều
-
Mặt lưỡi cày ăn mày khắp chợ
Mặt lưỡi cày ăn mày khắp chợ
-
Củi mục khó đun, chổi cùn khó quét
Củi mục khó đun, chổi cùn khó quét
-
Trên trời có đám mây vuông
-
Em có chồng về chỗ thậm eo
-
Ngồi mà nghĩ đứng mà suy
-
Chẳng lấy cũng khuấy cho hôi
Chẳng lấy cũng khuấy cho hôi
Làm cho bể trách, bể nồi mà coi -
Chim quyên đậu tấm ngói vàng
-
Tình anh như nước dâng cao
Tình anh như nước dâng cao,
Tình em như dải lụa đào tẩm hươngDị bản
Tình anh như nước dâng trào,
Tình em như dải lụa đào tẩm hương
-
Nở mày nở mặt
Nở mày nở mặt
-
Tôi xa mình hổng chết cũng đau
-
Đũa ngọc sánh với bát vàng
Đũa ngọc sánh với bát vàng
Anh hay ăn thuốc, anh sang chơi nhà
Anh sang em nâng điếu ra
Điếu thời bằng bạc, xe là đồng đen
Điếu này còn lạ chưa quen
Điếu này sáng tỏ như đèn ba dây
Điếu này hút khói lên mây
Anh xơi một điếu anh say lừ đừ
Người ta say rượu lừ đừ
Sao anh say thuốc cũng như say tình?
– Say huê, say ngãi, say tình
Nào ai say đắm mà mình phải lo -
Gâu gâu gâu
Gâu gâu gâu
Gặp đâu sủa đấy
Hết chạy lại ngồi
Khi chán chê rồi
Thì loanh quanh… thịch. -
Vui nhất là chợ Đồng Xuân
Vui nhất là chợ Đồng Xuân
Mùa nào thức ấy xa gần bán mua
Cổng chợ có anh hàng dừa
Hàng cau, hàng quýt, hàng mơ, hàng đào
Xăm xăm anh mới bước vào
Thấy anh hàng thuốc hút vào say sưa
Nứt nẻ thì anh hàng na
Chua chát hàng sấu, ngọt nga hàng đường
Thơm ngát thì chị hàng hương
Tanh ngắt hàng cá, phô trương hàng vàng …
Chú thích
-
- Gio Linh
- Một huyện nhỏ của tỉnh Quảng Trị, từng là bờ Nam của vĩ tuyến 17, nơi chia đôi đất nước thành hai miền Bắc - Nam.
-
- Cái tréc
- Cái trách (phương ngữ miền Trung), từ dùng chỉ nồi đất dùng để kho cá.
-
- Ngò
- Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.
-
- Trách
- Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Ông thời đi khỏi, ông giỏi nằm co
- Cho dù có giỏi đến mấy, nếu không có may mắn (thời) thì cũng khó được việc.
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Chùa Thầy
- Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
-
- Sông Hồng
- Còn gọi là sông Cái, con sông lớn nhất chảy qua các tỉnh miền Bắc với nhiều phụ lưu cũng là các con sông lớn như sông Đà, sông Lô... Vùng hạ lưu sông gọi là đồng bằng sông Hồng, rất rộng lớn và màu mỡ, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đoạn chảy qua Thăng Long trước đây gọi là Nhị Hà.
Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Tàu
- Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
-
- Thậm eo
- Rất nghèo, rất khó khăn (thậm: rất, quá; eo: chật hẹp, hiểm nghèo).
-
- Đỉa
- Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
-
- Giâm
- Cắm hay vùi xuống đất ẩm một đoạn cành, thân hay rễ cây để thành một cây mới. Cũng phát âm và viết là giăm.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Xắn
- Xắt ra thành từng miếng nhỏ.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Điếu
- Đồ dùng để hút thuốc (thuốc lào hoặc thuốc phiện). Điếu để vào trong cái bát gọi là điếu bát. Điếu hình ống gọi là điếu ống.
-
- Xe
- Ống dài dùng để hút thuốc lào hay thuốc phiện. Ống cắm vào điếu bát để hút thuốc lào được gọi là xe điếu hoặc cần hút. Ống để hút thuốc phiện gọi là xe lọ.
-
- Đồng đen
- Hợp kim đồng và thiếc, màu đen bóng, thường dùng để đúc tượng.
-
- Đèn ba dây
- Loại đèn dầu lớn, thường được treo trên tường hoặc trên trần nhà để chiếu sáng cho cả phòng.
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chợ Đồng Xuân
- Một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, nằm trong khu phố cổ. Chợ Đồng Xuân được người Pháp xây dựng từ giữa năm 1889, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào năm 1946, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một và trở thành điểm chiến đấu ác liệt. Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng gần 14.000m² như hiện nay.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Quýt
- Một loại cây thân gỗ. Quả hình cầu hơi dẹt, màu xanh, vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm, ăn có vị ngọt; hạt trắng xanh. Hoa, lá, vỏ, xơ và múi quýt cũng là những vị thuộc dân gian.
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mãng cầu
- Miền Bắc gọi là na, một loại cây ăn quả cho quả tròn có nhiều múi (thực ra, mỗi múi là một quả) khi chín có vị ngọt, mùi rất thơm. Lá, hạt và rễ mãng cầu cũng là những vị thuốc dân gian.
-
- Sấu
- Loại cây gỗ lớn sống lâu năm, lá thường xanh. Hoa sấu màu trắng, mọc thành chùm, nở vào tháng ba, tháng tư. Quả sấu vị chua, mùi thơm đặc trưng, thường dùng để nấu canh, làm ô mai, sấu dầm, sấu ngâm nước đường... Sấu được trồng phổ biến ở miền Bắc nước ta để lấy bóng mát và lấy quả. Vỏ cây, lá, hoa và quả sấu còn được dùng làm thuốc.