Ai cho mới chuộng, cũ dông
Mà mới anh chuộng, cũ anh mong phỉnh phờ?
Ngẫu nhiên
-
-
Nền nhà nước đổ chảy vào
-
Ngồi rồi may túi đựng trời
Ngồi rồi may túi đựng trời
Đan phên chắn gió, giết voi xem giò
Ngồi rồi vác thước đi đo
Đo hết núi Sở về đo chùa Thầy
Lên ngàn, đo gió đo mây
Xuống sông đo nước, về đây đo người,
Đo người mười tám đôi mươi
Mười tám chẳng được, đo người mười lăm.Dị bản
Ngồi buồn may túi đựng trời,
Đem sề sảy đá, giết voi xem giò.
Ngồi buồn đem thước đi đo,
Đo từ núi Sở, núi So, núi Thầy
Lên trời đo gió đo mây
Xuống sông đo nước, lại đây đo người.
Đo từ mười tám, đôi mươi
Đo lên chẳng được, đo người mười lăm.
Tuổi em vừa đúng trăng rằm,
Tuổi anh mười sáu kết trăm năm vừa.Ngồi buồn may túi đựng trời,
Đem sề sảy đá, giết voi xem giò.
Ngồi buồn đem thước ra đo,
Đo từ núi Sở, núi So, núi Thầy
Lên trời đo gió đo mây
Xuống sông đo nước, về đây đo người.
Đo từ mười tám, đôi mươi
Đo được một người vừa đẹp vừa xinh.
-
Hôm nay đăng chắn ở Mang
-
Nào khi lên võng xuống dù
-
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
-
Chim kia tốt đẹp vì lông
Chim kia tốt đẹp vì lông
Gái kia sang trọng vì chồng làm nên -
Con đánh bố, bố kêu làng
-
Miếng ăn là miếng tồi tàn
-
Trách chàng Từ Thức vụng suy
-
Vắng cơm ba bữa còn no
-
Trời mưa nhỏ giọt đọt gừng
Trời mưa nhỏ giọt đọt gừng
Đôi ta từ nhỏ đã từng thương nhau -
Anh nói với em không thiệt không thà
-
Bác một trự mự cũng một đồng
-
Bòn tro đãi sạn
-
Nghe đồn hầm mỏ thảnh thơi
-
Một mẹ mà đẻ tám con
Một mẹ mà đẻ tám con
Bốn con bạc bụng, ba con xanh đầu,
Dân gian chốn chốn đâu đâu,
Còn một con nữa chia nhau ăn cùngLà gì?Mặt đất, trái đất. Xem chú thích Tam sơn, tứ hải.
-
Năm mươi xu xin lại mối tình xù
Năm mươi xu xin lại mối tình xù
Trước khi xù, em suy nghĩ kĩ chưa -
Nghìn muôn chớ lấy học trò
-
Anh ơi giữ đạo tam cang
Chú thích
-
- Dông
- Bỏ chạy mất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phỉnh phờ
- Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
-
- Rồi
- Rảnh rỗi.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Núi Sở
- Một ngọn núi ở huyện Chương Mỹ, trước thuộc tỉnh Hà Tây, nơi có chùa Trăm Gian.
-
- Chùa Thầy
- Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
-
- Sề
- Đồ đan mắt thưa, nan thô, rộng, to hơn rổ, thường dùng đựng bèo, khoai...
-
- Núi So
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Núi So, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Sông Mang
- Thật ra là một lạch biển ngắn (chỉ chừng 3km) nằm giữa một bên là cụm đảo Quan Lạn, Ba Mùn ở phía Đông Nam, một bên là cụm đảo Trà Bàn, Trà Ngọ ở phía Tây Bắc vịnh Bái Tử Long, thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Minh Châu
- Địa danh nay là một xã đảo nằm trên đảo Quan Lạn, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay đây là một địa điểm du lịch có tiếng của địa phương.
-
- Nhà
- Bạn bè nhân ngãi.
-
- Thống nồng
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thống nồng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Lên võng xuống dù
- Lúc làm quan. Xem chú thích võng giá.
-
- Chèo
- Một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tiêu biểu của nước ta, nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người sáng lập chèo là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10. Chèo dùng cách nói ví von luyến láy, thường có nội dung lấy từ các truyện cổ tích, truyện nôm, mô tả cuộc sống của người dân. Nhạc cụ được dùng trong chèo gồm đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu, các loại trống, chũm chọe...
Xem vở chèo Hề cu Sứt do nghệ sĩ Xuân Hinh trình diễn.
-
- Làng Khuốc
- Một làng nay là xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, cùng với với Hà Xá (Hưng Hà) và Sáo Diền (Vũ Thư) là những chiếng chèo nổi tiếng của Thái Bình. Những năm đầu thế kỷ thứ 19, có lúc trong làng có đến 15 gánh hát chèo. Chèo diễn quanh năm suốt tháng, không chỉ được biểu diễn ở trong làng mà gánh hát chèo còn đi đến các vùng miền khác biểu diễn phục vụ nhân dân. Trong tổng số 151 làn điệu và ca khúc chèo thì riêng các phường chèo Thái Bình đã chiếm 30 ca khúc và bốn kiểu hát nói. Trong số 155 nghệ sỹ chèo là người Thái Bình trong các đoàn chèo cả nước thì riêng làng Khuốc có 50 người.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Từ Thức
- Nhân vật trong truyện Từ Thức gặp tiên, được chép lại trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ:
Xưa có người tên là Từ Thức, nhân đi chơi hội đã cởi áo gấm giúp một cô gái xinh đẹp. Sau chàng từ quan, tìm thú vui nhàn tản. Một lần ra cửa biển Thần Phù, Từ Thức đi qua núi và thấy một hang động rất đẹp, được bà chủ động gả cho Giáng Hương, chính là người chàng đã giúp thuở nào. Được một năm, Từ Thức nhớ nhà, muốn về thăm. Giáng Hương sắm xe và gài sẵn phong thư kín nói lời ly biệt. Khi về đến quê nhà, tất cả đều đã đổi thay, không ai biết chàng là ai. Chàng hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ thì mới biết đó là cháu ba đời của mình. Từ Thức buồn rầu, muốn lại ngồi lên xe tiên để đi, thì xe đã hóa thành chim loan bay đi mất rồi. Mở bức thư của Giáng Hương ra xem, chàng chỉ thấy có dòng chữ: "Ở nơi tiên cảnh, cùng nhau kết bạn, nay duyên xưa đã hết, không còn mong hội ngộ." Về sau, người ta thấy Từ Thức đội nón nhẹ đi vào núi Hoàng Sơn (thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa) rồi không thấy trở về nữa.
Hang động nơi Từ Thức gặp tiên nay là động Từ Thức.
-
- Giở
- Nhấc (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Giò
- Chân (khẩu ngữ).
-
- Đủng đỉnh
- Còn gọi là cây đùng đình hay cây móc, là môt loài cây thuộc họ cau, lá cây có hình dáng giống như đuôi cá. Cây đủng đỉnh mọc hoang tại miền Nam nước ta. Trước đây, dân Nam Bộ thường dùng lá cây đủng đỉnh để làm cổng chào trong đám cưới.
-
- Gia phong
- Tập quán, hành vi (phong) của một gia tộc lưu truyền từ đời này sang đời khác (từ Hán Việt). Có thể hiểu là những nền nếp trong gia đình.
-
- Trự
- Đồng tiền (từ cổ).
-
- Mự
- Mợ (phương ngữ).
-
- Bác một trự mự cũng một đồng
- Hai bên cùng đóng góp để lo việc chung, đừng ai tị nạnh ai.
-
- Bòn tro đãi sạn
- Tham lam, keo kiệt.
-
- Roi cặc bò
- Roi tết từ gân bò, bền chắc, có sức đàn hồi như cao su nên đánh rất đau.
-
- Mẹc
- Từ tiếng Pháp merde (cứt), một từ chửi tục của người Pháp.
-
- Cô soong
- Con lợn (từ tiếng Pháp couchon), dùng làm tiếng chửi.
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.