Oai oái như phủ khoái xin
Dị bản
Oai oái như phủ Khoái xin cơm
Oai oái như phủ Khoái xin tương
Oai oái như phủ Khoái xin cơm
Oai oái như phủ Khoái xin tương
Em mà không lấy được anh
Thì em tự vẫn gốc chanh nhà chàng
Con cá đối nằm trên cối đá
Chim đa đa đậu nhánh đa đa
Chồng gần không lấy, bậu lấy chồng xa
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dưng?
Con cá đối nằm trên cối đá
Con chim đa đa đậu nhánh đa đa
Anh khuyên em đừng lấy chồng xa
Lỡ khi cha yếu mẹ già
Cơm canh ai nấu, mẹ già ai trông?
Chim đa đa đậu nhánh cây đa
Chồng gần sao em không lấy để lấy chồng xa
Mai sau cha yếu mẹ già
Gối nghiêng không ai sửa, chén trà không ai dâng
Công anh chăn nghé đã lâu
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày?
Cô kia có cái duyên thầm
Chẳng để trên gánh, chẳng cầm trên tay
Anh kia tháng tháng ngày ngày
Mới gặp mà đã đắm say mất hồn
Bạn ơi bạc nghĩa như vôi
Một trăm viên mực mà bồi không đen
Có trăng bạn nỡ phụ đèn
Trăng thì một thuở, ngọn đèn ngàn năm
Không đi thì mắc cái eo
Có đi thì sợ cái đèo Quán Cau
Anh Tố ơi con mắt anh không sáng cũng không nhèm
Suốt đời anh không biết ăn kem Bờ Hồ
(Vũ Bằng)
Trong văn hóa phương Đông, đàn cầm đứng đầu các loại nhạc cụ, tượng trưng cho đức hạnh của người quân tử. Chơi đàn cầm vừa được xem là một thú tiêu khiển tao nhã (cầm, kì, thi, họa), vừa được xem là phương tiện tu tâm dưỡng tính.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
(Tì bà - Bích Khê).
Về địa danh Quán Cau, có câu chuyện sau: Ngày xưa, nơi chân đèo Quán Cau có một bà cụ già không rõ từ đâu đến. Bà cất quán bán trầu cau, khách bộ hành qua đèo khá dài nên dừng chân giải khát, mua trầu cau ăn nghỉ rồi tiếp tục hành trình. Người đi ra Bắc đến chân đèo thì chờ người bạn đường, cũng mua trầu cau ăn rồi tiếp tục trèo đèo. Vì thế có tên đèo Quán Cau.