Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
    Thành ngữ Hán Việt, có nghĩa là: Một lời đã nói ra thì (cỗ xe) bốn ngựa cũng khó mà đuổi kịp. Trong tiếng Việt, thành ngữ này thường được dịch thành "Một lời đã nói, bốn ngựa khó đuổi" hoặc "Một lời đã nói, bốn ngựa khó theo."
  2. Dằm
    Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
  3. Bông
    Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
  4. Rinh
    Bê (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  5. Hũ lớn làm bằng sành sứ, thường để đựng nước uống, rượu.

    Cái vò

    Cái vò

  6. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  7. Nhợ
    Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
  8. Ghềnh
    Cũng gọi là gành, chỗ lòng sông hoặc biển có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm nước dồn lại, chảy xiết. Ở nước ta có nhiều địa danh có chữ Gành hoặc Ghềnh như Gành Son, Gành Hào, Gành Cả, Gành Ráng...

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

  9. Cá cựu
    Cá sống lâu năm trong vùng đất ngập nước hoặc ở lâu trong đìa liên tiếp mấy năm không tát.
  10. Khó
    Nghèo.
  11. Gối loan
    Gối của vợ chồng. Xem thêm chú thích loan.
  12. Đom đóm
    Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.

    Con đom đóm

    Con đom đóm

  13. Ba sanh hương lửa
    Hương bén lửa để mùi thơm bay xa và lâu suốt ba sinh, chỉ tìm cảm nồng đậm của đôi trai gái.
  14. Tua rua
    Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."

    Ảnh Chòm sao Tua Rua từ Digitized Sky Survey. Ảnh của:  NASA/ESA/AURA/Caltech.

    Ảnh Chòm sao Tua Rua từ Digitized Sky Survey.
    Ảnh của: NASA/ESA/AURA/Caltech.

  15. Phân
    Nói cho rõ, bày tỏ.
  16. Ôm cầm
    Ôm đàn, trong văn chương thường được dùng để chỉ việc phụ nữ lấy chồng, tái giá, hoặc bỏ chồng cũ lấy chồng mới. Các thành ngữ ôm cầm thuyền ai, ôm đàn qua thuyền được cho là xuất phát từ lời thề nguyền chung thủy của nàng Kiều Oanh trong Thiên Hương Tập, khi nàng nói với chồng rằng: Thiếp đã đem thân theo chàng, dẫu nát ngọc chìm châu, cũng không ôm đàn tỳ bà qua thuyền khác.
  17. Châu
    Nước mắt. Người xưa ví nước mắt như giọt châu (ngọc).

    Giọt châu lã chã khôn cầm
    Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương

    (Truyện Kiều)

  18. Kỳ
    Kỳ lạ, lạ lùng (từ Hán Việt).
  19. Sơn
    Núi (từ Hán Việt).
  20. Thủy
    Nước (từ Hán Việt), cũng chỉ sông nước.
  21. Phùng
    Gặp gỡ (từ Hán Việt).
  22. Tri
    Biết (từ Hán Việt).
  23. Kháp
    Khớp, ăn khít vào nhau. Cũng dùng với nghĩa là "gặp mặt."
  24. Tri âm
    Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
  25. Nường
    Nàng (từ cũ).
  26. Chúa
    Chủ, vua.
  27. Tợ
    Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
  28. Tháng ba và tháng bảy, tháng tám là hai thời kì giáp hạt trong năm.
  29. Cá thu
    Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.

    Cá thu

    Cá thu

  30. Có bản chép: Cá nục.
  31. Dưa hồng
    Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
  32. Lơ mơ
    Trạng thái nửa tỉnh nửa mê, nửa thức nửa ngủ, hoặc không có gì rõ ràng, nửa như biết, nửa như không.
  33. Heo may
    Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.

    Chỉ còn anh và em
    Cùng tình yêu ở lại…
    - Kìa bao người yêu mới
    Đi qua cùng heo may.

    (Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)

  34. Gió nồm
    Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
  35. Chầu
    Một buổi, một khi. Chầu rày: bữa giờ, ngày giờ, giờ đây (phương ngữ Nam và Trung Bộ).