Ca dao Mẹ

  • Hòn đá cheo leo

    Hòn đá cheo leo
    Con trâu trèo con trâu trượt
    Con ngựa trèo con ngựa đổ
    Anh thương em lao khổ
    Tận cổ chí kim
    Anh thương em khó kiếm, khôn tìm
    Cây kim luồn qua sợi chỉ
    Sự bất đắc dĩ phu phải lìa thê
    Nên hay không nên, anh ở em về
    Đừng giao, đừng kết, đừng thề mà vương

    Dị bản

    • Đá cheo leo, trâu trèo trâu trượt
      Ngựa trèo ngựa đổ
      Tiếc công anh lao khổ
      Tự cổ chí kim
      Mất em đi, anh khó kiếm khó tìm
      Cùng giả tỉ như cây kim mà lòn sợi chỉ
      Sao em không biết nghĩ suy
      Em ham nơi quyền quý, em không có nghĩ gì tới anh
      Hoa kia gió thổi lìa cành
      Mẹ cha ép gả, em đành chịu sao?
  • Bình luận

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Tận cổ chí kim
    Từ xưa đến nay.
  2. Khôn
    Khó mà, không thể.
  3. Phu
    Chồng (từ Hán Việt).
  4. Thê
    Vợ (từ Hán Việt).
  5. Lòn
    Luồn, lách (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  6. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  7. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  8. Huê
    Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
  9. Vân vi
    Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
  10. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  11. Với. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
  12. Cắm thẻ ruộng
    Cắm thẻ để nhận và xác định chủ quyền của một mảnh ruộng.
  13. Cắm nêu ruộng
    Cắm cây nêu để báo cho mọi người biết là ruộng đang bị tranh chấp hay bị thiếu thuế, không ai được mua lúa, gặt hái.
  14. Vông đồng
    Loài cây tỏa cành rộng, tạo nhiều bóng mát, thân có nhiều gai, cành xốp dễ gãy đổ khi gặp gió lớn. Hoa màu đỏ, hoa đực mọc thành chùm dài, hoa cái mọc đơn độc tại các nách lá. Quả vông đồng thuộc dạng quả nang, khi khô sẽ nứt ra thành nhiều mảnh, tạo ra tiếng nổ lách tách.

    Cây vông đồng

    Cây vông đồng

    Hoa, lá, và quả vông đồng

    Hoa, lá, và quả vông đồng

  15. Này (phương ngữ Trung Bộ).
  16. Tam Điệp
    Tên một dãy núi nằm giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, chạy ra biển theo hướng Tây Bắc–Đông Nam, gồm có 3 ngọn. Trên dãy núi này cũng có đèo Tam Điệp, con đường thiên lý cổ thời phong kiến từ Thăng Long vào Nam, đi qua 3 đoạn đèo: Đèo phía Bắc, đèo phía Nam, và đèo Giữa. Đèo Tam Điệp cũng có tên dân gian là Ba Dội (dội tiếng Việt cổ nghĩa là đợt, lớp).

    Một đèo, một đèo, lại một đèo,
    Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
    Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
    Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

    (Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương)

    Phòng tuyến Tam Điệp

    Phòng tuyến Tam Điệp

  17. Thu không
    (Trống hoặc chiêng) đánh vào mỗi mỗi chiều tối, lính huyện thu quân và đóng cổng thành (thành bảo vệ huyện đường) sau khi xem xét trong thành không có gì khả nghi.

    Kiều từ trở gót trướng hoa,
    Mặt trời gác núi chiêng đà thu không.

    (Truyện Kiều)

  18. Giác
    Sừng.
  19. Tắc, hò, rì
    Những tiếng hô để điều khiển trâu bò khi cày bừa. "Hò tắc" là rẽ trái, "hò rì" là rẽ phải, "hò" (có nơi hô thành "họ") là dừng lại.
  20. Sáng tai họ, điếc tai cày
    (Trâu, bò cày) Khi được bảo nghỉ ("họ") thì nghe ngay, khi bảo cày thì lờ đi như điếc. Chỉ những người lười biếng, không thích làm việc, chỉ thích chơi bời.
  21. Thâm tình
    Tình nghĩa sâu năng (từ Hán Việt).
  22. Đồ
    Nấu bằng cấp hấp (cơm hoặc xôi) trong chõ cho chín bằng sức nóng của hơi nước.

    Cơm đồ

    Cơm đồ. Ảnh tư liệu của Bảo tàng Không gian văn hóa Mường.

  23. Nhà sàn
    Nhà có sàn để ở, làm ở lưng chừng cột, cách mặt đất (hoặc mặt nước) một khoảng, thường thấy ở miền rừng núi hay trên các mặt hồ rộng.

    Nhà sàn

    Nhà sàn của người Ê-đê

  24. Lịch Đoi
    Cũng gọi là lịch tre hoặc lịch đá, một loại lịch cổ của người Mường. Lịch được đặt tên theo sao Đoi, cách người Mường gọi sao Thần Nông. Lịch Đoi gồm 12 thanh tre, mỗi thanh chỉ một tháng trong năm. Trên mỗi thanh khắc 30 vạch, mỗi vạch chỉ một ngày. So với dương lịch, lịch có ngày lùi 1, tháng tiến 3 (ví dụ ngày 9/10/2017 dương lịch trùng với ngày 8/1/2018) nên thường gọi là "ngày lui tháng tới." Lịch Đoi ngày nay hầu như chỉ được dùng trong các nghi thức tính ngưỡng.

    Lịch Đoi

    Lịch Đoi

  25. Tày
    Bằng (từ cổ).
  26. Mõ trâu
    Một loại đeo cho trâu bò ở các vùng rừng núi để dễ tìm kiếm. Mõ trâu thường là một khúc gỗ hoặc ống tre bịt hai đầu, trong treo vài khúc gỗ hoặc tre nhỏ, khi lắc qua lại những khúc này va vào thành mõ gây ra tiếng động.

    Trâu đeo mõ

    Trâu đeo mõ

  27. Câu này mô tả cuộc sống và văn hóa của dân tộc Mường.