Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn, nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi mày đi đằng nào?
Chủ đề: Trào phúng, phê phán đả kích
-
-
Yên thân làm sãi giữ chùa
-
Ra đường bà nọ bà kia
-
Khó khăn ở quán ở lều
Khó khăn ở quán ở lều
Bà cô ông cậu chẳng điều hỏi sao
Giàu sang ở bên nước Lào
Hùm tha rắn cắn, tìm vào cho mauDị bản
Khó khăn ở chợ leo teo
Ông cô, bà cậu chẳng điều hỏi sao
Giàu sang ở bên nước Lào
Hùm tha rắn cắn, tìm vào cho mau
-
Ngày ngày cắp nón ra đi
Ngày ngày cắp nón ra đi
Buôn gì chẳng có, bán gì thì không -
Bực mình chẳng muốn nói ra
-
Con ơi chớ lấy vợ giàu
Dị bản
Con ơi chớ lấy vợ giàu,
Cơm ăn chê hẩm, canh bầu chê tanh
-
Lúc khó thì chẳng ai nhìn
Dị bản
Khó hèn thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ Trạng chín nghìn nhân duyên
-
Chuột chù chê khỉ rằng hôi
-
Hòn đất mà biết nói năng
-
Bà già đi chợ Cầu Đông
-
Cái cò trắng bạch như vôi
Cái cò trắng bạch như vôi
Có lấy làm lẽ chú tôi thì về
Chú tôi chẳng mắng chẳng chê
Thím tôi móc mắt mổ mề xem ganDị bản
Cái cò trắng bạch như vôi
Cô kia có lấy chú tôi thì về
Chú tôi chẳng mắng chẳng chê
Thím tôi thì mổ lấy mề nấu canhCái cò trắng bạch như vôi
Có ai lấy lẽ chú tôi thì về
Chú tôi chẳng đánh chẳng chê
Thím tôi móc ruột, lôi mề ăn ganCon cóc ăn trầu đỏ môi
Ai muốn lấy lẽ bố tôi thì về
Mẹ tôi chẳng đánh chẳng chê
Mài dao cho sắc, mổ mề xem gan
-
Cái cò là cái cò kì
Cái cò là cái cò kì
Ăn cơm nhà dì uống nước nhà cô.
Đêm nằm thì ngáy o o
Chưa đi đến chợ đã lo ăn quà
Hàng bánh hàng bún bày ra
Củ từ khoai nước cùng là cháo kê
Ăn rồi cắp đít ra về
Thấy hàng chả chó lại lê trôn vào
Chả này bà bán làm sao?
Ba đồng một gắp lẽ nào không mua
Nói dối rằng mua cho chồng
Đến giữa quãng đồng ngả nón ra ăn
Ăn rồi xúc miệng xỉa răng
Về nhà đau quặn đau quăn dạ này
Đem tiền đi bói ông thầy
Bói ra quẻ này những chả cùng nem
Cô nàng nói dối đã quen
Nào tôi ăn chả, ăn nem bao giờ?Dị bản
Con cò là con cò kì
Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô
Về sau lấy cháu ông đồ
Thầy mẹ thách cưới ba bồ khoai lang
Một bồ thì để phần làng
Hai bồ thì để họ hàng ăn cheo.
-
Cái bống là cái bống bang
Cái bống là cái bống bang
Con đi tìm sàng cho mẹ đổ khoai
Con ăn một, mẹ ăn hai
Con đi bốc muối thì khoai chẳng còn
Con ngồi con khóc nỉ non
Mẹ đi lấy vọt con bon đầu hè
Có đánh thì đánh vọt tre
Chớ đánh vọt nứa mà què chân con -
Mèo lành ai nỡ cắt tai
Mèo lành ai nỡ cắt tai,
Gái hư chồng bỏ khoe tài làm chiDị bản
-
Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò
-
Gà què ăn quẩn cối xay
Gà què ăn quẩn cối xay
Hát đi hát lại tối ngày một câuDị bản
Gà què ăn quẩn cối xay
Ăn đi ăn lại cối này một câuGà cồ ăn quẩn cối xay
Hát bảy đêm ngày cũng có một câu
-
Thế gian còn dại chưa khôn
-
Nhà ai chồng quỷ vợ ma
-
Lấy chồng từ thuở mười lăm
Lấy chồng từ thuở mười lăm
Chồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi
Ðến năm mười tám, đôi mươi
Tôi nằm dưới đất, chồng lôi lên giường
Một rằng thương, hai rằng thương
Có bốn chân giường gãy một còn ba
Ai về nhắn mẹ cùng cha
Chồng tôi nay đã giao hoà với tôiDị bản
Chú thích
-
- Tò vò
- Loài côn trùng có cánh màng, nhìn giống con ong, lưng nhỏ, hay làm tổ bằng đất trộn với nước bọt của mình. Tổ tò vò rất cứng, trong chứa ấu trùng tò vò.
-
- Sãi
- Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Võng giá
- Vua quan ngày xưa thường đi bằng võng và xe (giá) do lính khiêng.
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Cỗ
- Những món ăn bày thành mâm để cúng lễ ăn uống theo phong tục cổ truyền (đám cưới, đám giỗ...) hoặc để thết khách sang trọng.
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
-
- Chuột chù
- Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.
-
- Thầy địa lí
- Người làm nghề xem thế đất để tìm chỗ đặt mồ mả, dựng nhà cửa cho được may mắn, theo thuật phong thủy.
-
- Cầu Đông
- Một cây cầu bắc qua con hào Sào Khê xuyên dọc kinh đô Hoa Lư và hiện tại là cửa ngõ phía đông vào khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình. Cầu Đông nằm trên đường cửa đông còn cầu Dền nằm gần cửa bắc, kẹp giữa chúng là chợ Cầu Đông với phố Chợ dài 500m.
-
- Dầu chai
- Cũng gọi là dầu rái, làm từ nhựa cây dầu con rái (cây dầu chai). Nhựa cây dầu chai rất dính, không thấm nước và khi khô lại thì rất cứng nên nhân dân ta thường dùng để trét lên đáy ghe thuyền. Dầu chai sẽ lấp vào những kẽ ván thuyền và thấm vào gỗ ván thuyền, làm cho đáy thuyền trở nên không thấm nước và bảo vệ được gỗ thuyền khỏi bị ăn mòn do tác dụng của nước và muối.
Một trong những cách làm ghe thuyền khác rất phổ biến là "đan" thuyền bằng nan tre, sau đó trét (sơn, quét) lên một lớp dầu chai thật dày để thuyền không thấm nước. Thúng chai và thuyền nan là hai ví dụ của cách làm này.
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Hung
- Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.