Bài đóng góp:
-
-
An Tử có đất trồng chè
-
Đế quốc Mỹ: Tội ác không dung, đồ dùng rất tốt
Đế quốc Mỹ: Tội ác không dung, đồ dùng rất tốt
-
Trời cao bể rộng bao la
-
Trời cho cày cấy đầy đồng
Trời cho cày cấy đầy đồng
Xứ nào xứ ấy trong lòng vui ghê
Một mai gặt lúa đem về
Thờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung -
Nói đơn nói phung
Dị bản
Kẻ nói đơn, người nói phung
-
Nói thả nói ví
-
Làm như khách chìm tàu
-
Ăn cơm bảy phủ
-
Chỗ ăn không hết, chỗ thết không khẳm
-
Nói vuốt đuôi lươn
-
Nói xuôi nghe được nói ngược dễ nghe
Nói xuôi nghe được
Nói ngược dễ nghe -
Giòi trong xương giòi ra
-
Một xương một thịt
-
Con gà béo bán bên Ngô, con gà khô bán láng giềng
-
Vườn em đã có choẻn cau
Vườn em đã có choẻn cau
Nhà anh có chiếc cơi son đợi chờ
Anh về thưa mẹ với thầy
Anh sang làm rể tết nầy là xong -
Chuông kêu ra rả
-
Bốn ông đập đất một ông phất cờ
-
Năm trước được cau năm sau được lúa
Năm trước được cau
Năm sau được lúa -
Thái Bình có chú Phạm Tuân
Dị bản
Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Bay vào vũ trũ một tuần về ngay
Chú thích
-
- Hải Phòng
- Một địa danh nay là thành phố Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất thuộc miền Bắc nước ta. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ 19, Hải Phòng đã thành một trong các thành phố lớn nhất nước. Về văn hóa, tại đây có nhiều đền chùa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn và Ngô Quyền, đồng thời là quê hương của các nhạc sĩ lớn như Văn Cao, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên... Hải Phòng cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà. Vì có nhiều hoa phượng nên Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.
-
- An Tử
- Tên một thôn nay thuộc xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Nói đơn nói phung
- Nói ra nhiều thế, kẻ nói nhẹ người nói nặng, không hiệp lời nói. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của; xem thêm Phong)
-
- Nói thả nói ví
- Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Làm như khách chìm tàu
- Làm xí xô xí xào, làm ra tiếng ồ ào, kêu la inh ỏi, như người Ngô chìm tàu, có nghĩa là làm tâng bầng vỡ lở, dấy tiếng om sòm, rần rần. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
-
- Ăn cơm bảy phủ
- Tiếng khen người trải việc, thuộc biết việc đời. Có chỗ hiểu là ăn mày. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
-
- Khẳm
- Đầy đủ (từ cũ).
-
- Nói vuốt đuôi lươn
- Nói gạt nhau; không giữ lời nói. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
-
- Giòi trong xương giòi ra
- Bà con trong nhà hại nhau.
-
- Một xương một thịt
- Anh chị em cùng một cha mẹ mà ra.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Thái Bình
- Địa danh nay là một tỉnh ven biển ở đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km. Phần đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay trước đây thuộc về trấn Sơn Nam. Tới năm Thành Thái thứ hai (1890) tỉnh Thái Bình được thành lập. Tỉnh có nhiều khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Đồng Châu, cồn Vành, chùa Keo... Các ngành nghề truyền thống như chạm bạc, làm chiếu ở đây cũng khá phát triển. Ngoài ra, Thái Bình còn được mệnh danh là Quê Lúa.