Dao sắc không gọt được chuôi
Bài đóng góp:
-
-
Biết tay ăn mặn thì chừa
Biết tay ăn mặn thì chừa
Đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày -
Thề cá trê chui ống
Dị bản
Thề cá trê chui cống
-
Yêu trẻ, trẻ đến nhà
Yêu trẻ, trẻ đến nhà
Kính già, già để tuổi cho -
Chó treo, mèo đậy
-
Cơm ăn chẳng hết thì treo
Cơm ăn chẳng hết thì treo
Việc làm chẳng hết thì kêu láng giềng -
Lênh đênh qua cửa Thần Phù
-
Thứ nhất thì tu tại gia
-
Chẳng ưa thì dưa có ròi
Dị bản
Chẳng ưa thì dưa hóa giòi
-
Ưa nhau cũng thể nàng dâu, mẹ chồng
Ưa nhau cũng thể nàng dâu, mẹ chồng
-
Thấy anh em cũng muốn theo
-
Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen
-
Làm trai quyết chí tu thân
-
Cấy lúa, lúa trổ ra năn
-
Ngày nào trời nắng chang chang
-
Hoa thơm mất nhụy đi rồi
Hoa thơm mất nhụy đi rồi,
Còn thơm đâu nữa mà người ước ao. -
Giàu con út, khó con út
Giàu con út, khó con út
-
Trâu chậm uống nước đục
Trâu chậm uống nước đục
-
Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ
Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ
-
Mồng năm, mười bốn, hai ba
Dị bản
Mồng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buônMồng năm, mười bốn, hăm ba
Cố đi buôn bán cũng là về không
Chú thích
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Xem chú thích Treo.
-
- Thần Phù
- Còn có tên Càn môn (cửa Càn Phù), Thần Đầu, Tiểu Khang. Xưa là cửa biển có tầm chiến lược để thuyền bè từ Bắc tiến vào Nam, thuộc tỉnh Ninh Bình, dưới thời Nguyễn một phần bị tách về tỉnh Thanh Hóa. Nay chỉ còn là vùng đất nằm ở hai bên cửa biển cũ đã lùi sâu trong đất liền hơn 10 km, hiện thuộc ranh giới giữa 2 xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình và Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa.
Địa danh này gắn liền với nhiều truyền thuyết lịch sử, hiện còn lưu nhiều cổ tích như đền thờ Áp Lãng Chân Nhân, đình làng Phù Sa thờ Triệu Việt Vương, bia đá cửa Thần Phù...
-
- Ròi
- Giòi (cách phát âm của một số vùng miền Bắc).
-
- Lộc
- Chồi lá non của cây. Vì chữ này đồng âm với "lộc" trong "phước lộc," "tài lộc," nghĩa là những điều tốt lành do trời ban cho, nên ở nước ta có phong tục hái lộc đầu năm để cầu may mắn, hạnh phúc cả năm.
-
- Khoai mì
- Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).
-
- Si
- Một loại cây gỗ lớn, tán rộng, cành lá xanh tốt, có rất nhiều rễ phụ. Lá cây si có thể dùng làm thuốc, quả ăn được nhưng rất chát. Cũng có những loại si nhỏ được trồng làm cây cảnh.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Hào
- Giỏi, tài trí hơn người.
-
- Năn
- Cũng viết là năng, còn gọi là mã thầy, một loại cỏ mọc hoang trên những cánh đồng ngập nước. Phần củ ăn được, lá được dùng làm vị thuốc.
-
- 3 ngày này thường bị xem là ngày xấu, nhưng có thuyết cho rằng đó là ba ngày tốt nhất trong cả tháng. Vì vậy cho nên ngày xưa vua chúa thường chọn 3 ngày này để đi du ngoạn. Nhưng vì vua chúa đi đâu cũng có binh lính dẹp đường, dân chúng thì không được phép nhìn mặt vua chúa, phải cúi rạp hai bên vệ đường, chờ cho xa giá đi qua mới được đứng dậy. Cho nên muốn được việc, đành phải tìm đường khác đi cho nhanh, đỡ mất thì giờ, nhiều khi phải bỏ việc quay trở về. Dần dần, trở thành phong tục trong dân gian là tránh 3 ngày này và gọi 3 ngày này là ngày Nguyệt kỵ, tức là ngày kiêng kỵ xuất hành của từng tháng.