Ăn cơm sao đặng mà mời
Nước mắt lênh láng rã rời hạt cơm
Mình ơi đừng đặng cá quên nơm
Đôi ta gá nghĩa danh thơm để đời
Cóc nghiến răng còn động đến lòng trời
Sao mình chẳng tưởng mấy lời em than
Bài đóng góp:
-
-
Má ơi đừng đánh con đau
-
Mẹ ơi chớ đánh con hoài
Mẹ ơi chớ đánh con hoài
Để con bắt ốc hái xoài mẹ ăn -
Cái bống là cái bống bang
-
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
-
Hai vai gánh nặng về hai
-
Làm trai cho đáng nên trai
Làm trai cho đáng nên trai,
Thanh gươm, yên ngựa, dặm dài lướt xông.
Vẫy vùng nam, bắc, tây, đông,
Lấy thân che chở non sông nước nhà. -
Làm quan phải xét cho dân
-
Ai giàu thì mặc ai giàu
Ai giàu thì mặc ai giàu
Tớ về nhà tớ hái dâu chăn tằm
Tớ chăn tằm lấy tơ tớ dệt
May áo quần khỏi rét ai ơi
Tham chi tấm áo của người
Họ cho tớ mặc lại đòi tớ ngay -
Trồng đậu trồng cà
Trồng đậu trồng cà
Hoe hoe hoa khế
Khế ngọt khế chua
Cột đình cột chùa
Hai tay ôm cột
Cây cam cây quýt
Cây mít cây hồng
Cành đa cành nhãn
Có chân thì rụt -
Úp lá khoai
Úp lá khoai
Mười hai chong chóng
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Chạy ra chạy vô
Đứa xách ống điếu
Đứa té xuống sình
Thúi ình chình ngủ.Dị bản
Video
-
Lạc lò cò
Lạc lò cò
Mò cuốc cuốc
Cò chân trước
Cuốc chân vàng
Sang đây chơi
Ngồi đây hát
Mỏ dính cát
Thì xuống sông
Bùn dính lông
Thì đi rửa
Chân giẫm lúa
Thì phải treo
Cù kheo à ập. -
Chốc chốc cheng cheng
-
Rềnh rềnh ràng ràng
Rềnh rềnh ràng ràng
Ba gang chiếu trải
Xích lại cho gần
Một người hai chân
Hai người bốn chân
Ba người sáu chân
Bốn người tám chân
Năm người mười chân
Chân gầy chân béo
Chân nào khéo léo
Dệt vải cho bà
Vải hoa vải trắng
Đến mai trời nắng
Đem vải ra phơi. -
Cô dâu chú rể
Cô dâu chú rể
Đội rế lên đầu
Đi qua đầu cầu
Đánh rơi nải chuối
Cô dâu chết đuối
Chú rể khóc nhè
Tè tè tè tè
Cô dâu vào bếp
Ăn vụng cơm nếp
Chú rể vào bếp
Đánh chết cô dâu!Dị bản
Cô dâu chú rể
Làm bể bình bông
Đổ thừa con nít
Bị ăn đòn téc đít
-
Ếch ở dưới ao
Ếch ở dưới ao
Vừa bớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp!
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu oạp oạp
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu oạp oạp -
Ba đồng một mớ đàn ông
Ba đồng một mớ đàn ông
Mua bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi -
Lên chùa thấy Phật muốn tu
Lên chùa thấy Phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền -
Cái cò, cái vạc, cái nông
Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò?
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia.Dị bản
Video
-
Ai làm cá bóng đi tu
Ai làm cá bóng đi tu,
Ai làm nước mắt cá thu buồn rầu.
Phải chi ngoài biển có cầu,
Em ra em vớt đoạn sầu cho anh.Dị bản
Cá bóng đi tu,
Cá thu nó khóc,
Cá lóc nó sầu,
Phải chi ngoài biển có cầu,
Anh ra đến đó giải sầu cho vui.Cá bóng đi tu,
Cá thu nó khóc,
Cá lóc nó rầu,
Cành đào lá liễu phất phơ,
Lấy ai thì lấy, đợi chờ uổng công.Cá bóng đi tu,
Cá thu nó khóc,
Cá lóc nó rầu,
Phải chi anh có phép màu,
Hóa ra con cá trắng lội hầu bên em.Cá bóng đi tu,
Cá thu nó khóc
Cá lóc nó rầu,
Lụy rơi hột hột, cơ cầu lắm em
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Đào, kép
- Vai diễn trong một vở tuồng, chèo, cải lương... Đào là vai nữ, kép là vai nam. Cô dâu, chú rể trong đám cưới đôi khi cũng gọi là đào kép.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Khoai từ
- Loại khoai thuộc họ củ nâu. Ở Việt Nam, loại có gai phân bố ở Phú Quốc, loại không gai phân bố rộng rãi, ngoài ra còn có củ từ nước mọc ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khoai từ thường dùng làm lương thực, thực phẩm và là một vị thuốc với nhiều công dụng.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Mẫu thân
- Mẹ (từ Hán Việt).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Ống thụt
- Súng đồ chơi của trẻ em, làm bằng ống tre, dùng trái cò ke hoặc trái bồ đề làm đạn (Xem thêm).
-
- Ống điếu
- Vật dụng hình ống nói chung dùng để nhét thuốc lá hoặc thuốc phiện vào để đốt rồi hút.
-
- Bài đồng dao này được kết hợp với trò chơi: Trẻ đặt bàn tay úp xuống mặt bằng và được một người đếm, vừa đếm chỉ vào các bàn tay cho đến chữ cuối cùng của bài đồng dao. Tay ai bị trúng vào chữ cuối sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Sau đó lại hát và đếm tương tự loại dần, trẻ nào cuối cùng bị loại là người thắng cuộc.
-
- Sứ
- Còn gọi là hoa đại, hoa Champa, rất phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Trong các câu chuyện dân gian, cây đại được cho là nơi trú ẩn của ma, quỷ.
-
- Nếp quạ
- Một giống lúa nếp ngon, khi đồ thành xôi thì thơm và dẻo.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Bồ nông
- Một loài chim săn cá, có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng để bắt con mồi.
-
- Đôi
- Hỏi để xác minh việc gì (phương ngữ miền Trung, từ cổ).
-
- Cá thu
- Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Cơ cầu
- Khổ cực, thiếu thốn.
-
- Trong hát bài chòi, bài này dùng để báo con Sáu Hột hoặc Bảy Hột.