Tìm kiếm "không quỳ"
-
-
Nuôi con không phép kể tiền cơm
-
Thục viết không bằng biết ruộng
-
Tiếng cả nhà không
-
Sợ bát cơm đầy không sợ thầy lớn tiếng
-
Nhẹ bằng lông quăng không đi
-
Cây xanh có thật mà không
-
Không cánh mà bay
Không cánh mà bay
-
Nói ra sợ chị em cười
Nói ra sợ chị em cười
Rằng tôi ở giá vẫn mười đứa con
Lóng rày bụi đế còn non
Núp bờ, núp bụi sớm con muộn chồngDị bản
-
Thằng mù dẫn dắt thằng mù
Thằng mù dẫn dắt thằng mù
-
Tháng tám anh đi chơi xuân
-
Quạ đen lông xuống sông mà tắm
-
Tóc mai đã lỗi câu thề
Tóc mai đã lỗi câu thề
Nâng niu thằng Chệch, tứ bề sọ không
Trên đầu nó vấn đuôi nhồng
Hàm răng trắng nhẻ, miệng không ăn trầu
Gẫm trông thằng Chệch thêm rầu
Có một cái đầu chẳng để cho nguyên
Tóc ra thì nó cạo liền
Mua chỉ nó gióc cho liền ống chân
Bận quần chẳng có dây lưng
Bận áo nửa chừng, lủng lẳng dái trâu
Còn thương thằng Chệch vì đâu
Càng ngày càng chán, càng lâu càng buồn -
Thằng trọc khi không
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn già ăn với cà kheo
-
Thương em cau tới trầu đưa
-
Ông Giăng mà lấy bà Sao
-
Đầu bằng con ruồi, đuôi bằng cái đĩa
-
Chặt đuôi rồi lại xẻ mình
-
Thế gian chuộng của, chuộng công
Chú thích
-
- Cắn cơm không vỡ
- Chỉ người bất tài vô tướng (đến hạt cơm cũng không cắn vỡ).
-
- Nuôi con không phép kể tiền cơm
- Nuôi con là bổn phận tự nhiên của cha mẹ.
-
- Thục viết không bằng biết ruộng
- Hay chữ nghĩa (thục viết) cũng không bằng giỏi canh tác làm ăn (biết ruộng).
-
- Tiếng cả nhà không
- Tiếng cả là tiếng to, tiếng lớn, tức danh vọng cao. Nhà không là nhà không có gì, không có thóc lúa tiền của. Câu này có ý nghĩa như câu Có tiếng mà không có miếng.
-
- Sợ bát cơm đầy không sợ thầy lớn tiếng
- Người làm công, giúp việc thường vì miếng cơm manh áo mà chịu nhẫn nhịn chứ không phải vì sợ oai chủ.
-
- Nhẹ bằng lông quăng không đi, nặng bằng chì quăng xa lắc
- Khéo thu xếp thì việc khó cũng thành dễ, và ngược lại.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Lóng rày
- Dạo này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lách
- Cũng gọi là đế, một dạng lau sậy mọc thành bụi hoang, thân nhỏ lá cứng, có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Son
- Còn trẻ chưa có vợ, chưa có chồng.
-
- Hát trống quân
- Hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Hát trống quân ở mỗi địa phương có khác nhau về làn điệu, lối hát và thời điểm hát, nhưng đều mang một số điểm chung như: những người tham gia chia thành hai bên "hát xướng" và "hát đáp", lời ca thường mang tính ứng đối, sử dụng trống dẫn nhịp gọi là "trống thùng", giữa những câu đối đáp có đoạn ngừng gọi là "lưu không".
Hát trống quân thường được tổ chức vào rằm tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, vào chiều tối, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với nhau hoặc với trai gái trong làng.
Xem phóng sự Hát trống quân - Nét dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Gióc
- Đậu, chặp nhiều mối dây vào làm một.
-
- Khi không
- Không có nguyên cớ gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Chìa vôi
- Que để lấy vôi từ trong ống vôi và quẹt lên lá trầu, dùng khi ăn trầu.
-
- Người không
- Người lười biếng, ăn không ngồi rồi.