Cùng thể loại:
-
Cả năm một rằm tháng Bảy
Cả năm một rằm tháng Bảy
Cả thảy một rằm tháng Giêng -
Đặng phe của mất phe con
-
Ống tre đè miệng giạ
-
Phước chủ may thầy
-
Thợ rèn không dao ăn trầu
-
Giận thì đánh, quạnh thì thương
-
Dấu hoa vun cây
-
Tiền trao ra gà bắt lấy
Tiền trao ra gà bắt lấy
-
Xấu Phù Ly, xấu Tuy Viễn
-
Ác như cá sấu Vũng Gấm
Dị bản
Dữ như cá sấu Vũng Gấm
Chú thích
-
- Nuôi con không phép kể tiền cơm
- Nuôi con là bổn phận tự nhiên của cha mẹ.
-
- Đặng phe của mất phe con
- Được này mất kia, mọi sự khó được vuông tròn.
-
- Giạ
- Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.
-
- Ống tre đè miệng giạ
- Theo phép đo xưa, khi dùng giạ để đong lúa, gạo hoặc tấm, người ta dùng thêm cái gạt bằng tre hoặc trúc để gạt cho ngang bằng với miệng giạ.
-
- Phước chủ may thầy
- Bệnh chịu thuốc mà khỏi, thầy nhờ đó được tiếng tốt, thế là cả hai cùng may phước vậy.
-
- Thợ rèn không dao ăn trầu
- Lo phần người mà quên mất phần mình.
-
- Quạnh
- Quạnh quẽ, vắng vẻ.
-
- Dấu
- Yêu (từ cũ).
-
- Dấu hoa vun cây
- Yêu thích hoa, cành thì nhớ vun gốc, chăm cây; nghĩa bóng nhắc con cháu phải nhớ nguồn cội.
-
- Xấu Phù Ly, xấu Tuy Viễn
- Xấu lây, xấu huyện này xấu tới huyện khác. (Phù Ly và Tuy Viễn là hai trong ba huyện đầu tiên thuộc phủ Hoài Nhơn dưới thời nhà Lê, nay thuộc tỉnh Bình Định.)
-
- Vũng Gấm
- Tên chữ là đầm Gia Cẩm, một cái đầm ở phía bắc huyện Phước An, tỉnh Biên Hoà (nay thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai). Đầm rất sâu, rộng, có nhiều cá sấu.
Bình luận