Chàng về để thiếp cho ai
Chiều hôm vắng vẻ sớm mai lạnh lùng.
Tìm kiếm "hôm qua"
-
-
Có hai Phật sống trong nhà
Có hai Phật sống trong nhà
Sớm hôm lễ niệm đi xa đâu cần -
Cười người xin chớ cười lâu
Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.Dị bản
Cười người xin chớ cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
-
Chồng người mượn chẳng được lâu
Chồng người mượn chẳng được lâu
Mượn tối hôm trước tối sau người đòi
Người đòi người chả đòi không
Chém cha con đĩ trả chồng cho tao. -
Đập đập trói trói
-
Nhân nghĩa nào giữ được lâu
Nhân nghĩa nào giữ được lâu
Vắng chồng hôm trước hôm sau ngứa nghề! -
Tôi chưa già nhưng tôi chán đàn ông
Tôi chưa già nhưng tôi chán đàn ông
Đầu hôm khó ngủ, hừng đông kêu hoài -
Trúc hiệp cùng mai cho tài xứng sắc
-
Lạ lùng anh mới hỏi thăm
-
Muốn ăn phải lăn vào bếp
Muốn ăn phải lăn vào bếp
Muốn chết phải lết vô hòm -
Nhà nghèo như giỏ thủng trôn
-
Em đang so đũa dọn cơm
-
Hồi nào mình gác tôi ôm
-
Dù ai cho bạc cho vàng
Dù ai cho bạc cho vàng
Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay -
Trách cha trách mẹ em lầm
-
Có cô thời chợ cũng đông
Có cô thời chợ cũng đông
Không cô chợ cũng chẳng không hôm nào -
Bước chân xuống ruộng dưa gang
-
Trà Ô nước nóng em ơi
-
Bây giờ tiền hết gạo không
-
Ra về bẻ lá cắm đây
Ra về bẻ lá cắm đây,
Hôm sau ta cứ chốn này ta lên.Dị bản
Ra về bẻ lá cầm tay,
Hôm sau ta cứ chốn này ta lên.
Chú thích
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mai
- Cây cùng loại với tre, gióng dài, thành dày, đốt lặn, lá rất to, dùng làm nhà, làm ống đựng nước...
-
- Sum hiệp
- Sum họp (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Băng
- Xắt lá dâu cho nhỏ để tằm mới nở ăn lần đầu.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Hát hố
- Một loại hình sinh hoạt dân gian phổ biến ở vùng đồng bằng Quảng Ngãi. Người hát có thể hát theo bài sẵn có hoặc ứng tác. Hát hố thường gắn liền với việc đồng áng, sinh hoạt ngày mùa như: tát nước, cuốc đất, đập đất, giã gạo, thu hoạch, chế biến bắp, khoai lang, khoai mì... Mở đầu câu hát là “hố khoan lại hò khoan” rồi ngắt nhịp, lúc lấy hơi hay kết thúc câu hát cũng hô lên “hố khoan lại hò khoan”. Không chỉ một mình người hát mà cả người trong nhóm và khác nhóm đều cao giọng “hố, hò” nâng đỡ câu hát, tạo thành giai điệu.
-
- Rầy
- La mắng (phương ngữ).
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Trà Ổ
- Còn có tên là Trà Ô, Châu Trúc hoặc Bàu Bàng, tên một cái đầm thuộc khu vực các xã Mỹ Thắng, Mỹ Lợi, Mỹ Đức và Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Đầm Trà Ổ nằm giữa vùng bằng phẳng, được bao bọc bởi những dãy núi cao thấp trập trùng ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam. Trà Ổ là một trong những cảnh quan sinh thái tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, nên thơ của Bình Định.