Xứ mù thằng chột làm vua
Tìm kiếm "chuột"
-
-
Đói lòng ăn đọt chuối ri
-
Biểu lẹ giùm mà không chịu lẹ giùm
-
Thử chuông cho biết chuông ngân
Thử chuông cho biết chuông ngân
Thử bạn đôi lần cho biết dại khôn -
Em như mía tiến vừa tơ
-
Câu chuôm thả ao, câu hào thả rãnh
Dị bản
Câu sông thả ao,
Câu hào thả rãnh
-
Chó chực chuồng chồ
-
Một bên đèn sách văn chương
-
Gió đưa bụi chuối sau hè
Dị bản
Gió đưa bụi chuối sau hè,
Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẵm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng, nách cặp con dao.
-
Chuối sau, cau trước
Dị bản
Trước trồng cau, sau trồng chuối
Chuối vườn sau, cau vườn trước
-
Thà nằm tàu chuối có đôi
Thà nằm tàu chuối có đôi
Còn hơn chiếu tốt lẻ loi một mìnhDị bản
Đêm nằm tàu chuối có đôi
Hơn nằm chiếu tốt lẻ loi một mình
-
Chuộng chuối, chuối lại cao tàu
-
Tiếng đồn cha mẹ anh giàu
-
Chúng anh xưa cũng kiếp học trò
-
Gió đưa bụi chuối sau hè
-
Trăm mâm cẩn sui không bằng cái mui cá chuồn
Dị bản
Dọn mâm sui không bằng mui cá chuồn
-
Trẻ trồng na, già trồng chuối
-
U mê ám chướng thì giàu
-
Long Thành bao quản nắng mưa
-
Muốn ăn đậu phụ tương tàu
Chú thích
-
- Chuối ri
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chuối ri, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chuối chiên
- Một món ăn vặt phổ biến ở miền Nam, được chế biến bằng cách chiên chuối với dầu, bột, có thể thêm các thành phần khác như muối, đường, trứng gà...
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Mía tiến
- Loại mía đặc sản mọc trên hai quả đồi đất đỏ là đồi Bạng và đồi ông Phụ ở Triệu Tường-Yên Vỹ, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Thân mía mềm, có thể dùng tay bẻ thành từng khẩu ngắn, không cần dùng dao. Bã mía tiến có thể phơi khô tán mịn, trộn thêm các nguyên liệu như nhựa trám, bột hương bài… để làm hương. Dưới thời nhà Nguyễn, cứ đến mùa, nhân dân phải đem mía này tiến vua, nên dần thành tên là mía tiến.
-
- Chuối ngự
- Chuối quả nhỏ, khi chín vỏ rất mỏng, màu vàng, thịt chắc và thơm. Xưa kia giống chuối này được đem tiến vua nên có tên gọi là chuối ngự.
-
- Chuôm
- Chỗ trũng có đọng nước ở ngoài đồng.
-
- Hào
- Chỗ đào sâu và dài để dẫn nước hoặc dùng vào mục đích phòng vệ.
-
- Câu chuôm thả ao, câu hào thả rãnh
- Chỉ hành động hoặc con người vụng dại, ngớ ngẩn.
-
- Chuồng chồ
- Nhà xí.
-
- Chó chực chuồng chồ
- Chỉ sự đê tiện, nhục nhã vì miếng ăn.
-
- Vì
- Nể (từ cổ).
-
- Bị
- Đồ đựng, thường đan bằng cói hay tre, có quai xách.
-
- Bị gậy
- Cái bị và cái gậy, hành trang của người ăn mày (ăn xin). "Bị gậy" cũng dùng để chỉ hoàn cảnh ăn mày.
-
- Bè
- Bầy.
-
- Tàu
- Lá to, cuống dài của một số loài cây (tàu chuối, tàu dừa).
-
- Phèn chua
- Một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Người ta dùng phèn chua để đánh nước cho trong hoặc làm thuốc giữ màu trong quá trình nhuộm vải.
-
- Tàu chuối te
- Tàu lá chuối rách.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Mâm cẩn sui
- Mâm quả để biếu sui gia trong lễ cưới.
-
- Mui
- Phần sụn trước mũi cá.
-
- Cá chuồn
- Tên một họ cá biển có chung một đặc điểm là có hai vây ngực rất lớn so với cơ thể. Hai vây này như hai cánh lượn, giúp cá chuồn có thể "bay" bằng cách nhảy lên khỏi mặt nước và xòe vây lượn đi, có thể xa đến khoảng 50 mét. Cá chuồn sống ở những vùng biển ấm, thức ăn chủ yếu của chúng là các phiêu sinh vật biển.
Ở nước ta, cá chuồn có nhiều ở những vùng biển miền Trung. Cá chuồn có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, kho, nấu bún...
-
- Trẻ trồng na, già trồng chuối
- Na là loại cây lâu năm, muốn trồng na lấy quả thì phải trồng từ lúc trẻ. Còn chuối là loại cây một năm, sớm cho quả, người già trồng vẫn được hưởng thành quả của mình.
-
- U mê ám chướng
- Đầu óc tối tăm, ngu dốt (phương ngữ).
-
- Thăng Long
- Tên cũ của Hà Nội từ năm 1010 - 1788. Tương truyền Lý Thái Tổ khi rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên mới gọi kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay lên). Ngày nay, tên Thăng Long vẫn được dùng nhiều trong văn chương và là niềm tự hào của người dân Hà Nội.
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Các cửa ô Hà Nội
- Theo sách Bắc thành dư địa chí soạn hồi đầu thế kỷ 19, Hà Nội có 21 cửa ô. Bản đồ Tòa thành Hà Nội (thành đất) dựng năm 1831 có ghi vị trí và tên 16 cửa ô. Bản đồ Tỉnh thành Hà Nội vẽ năm 1866 đời Tự Đức chỉ còn 15 cửa ô. Đến thế kỷ 20, trên sách vở, báo chí, trong các tác phẩm thi ca, người ta chỉ còn nhắc đến Hà Nội 5 cửa ô.
Thời xưa, các cửa ô là cửa ra vào kinh thành, có cổng ba cửa, có vọng lầu, xây bằng gạch vồ nâu đỏ. Đến nay, chỉ sót lại duy nhất Ô Quan Chưởng là giữ được hình tích cũ. Các cửa ô còn lại chỉ còn là địa danh của một số phố phường.
-
- Đậu phụ
- Món ăn làm từ tinh chất đậu nành được làm kết tủa đông lại thành khối. Có nguồn gốc Trung Hoa, đậu phụ là món ăn bình dân của nhiều quốc gia châu Á, và là một trong những món ăn chính của người ăn chay theo đạo Phật.
-
- Tương tàu
- Một loại đồ chấm làm từ đậu nành trộn với muối và bột mì rang để lên men và phơi nắng, có nguồn gốc từ Trung Hoa. Sau quá trình lên men, phần nước được chắt ra gọi là nước tương (xì dầu), phần xác đậu (bã) còn lại gọi là tương tàu. Tương tàu có rất nhiều biến thể tùy theo vùng miền.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).