Tìm kiếm "ông ĐỊa"

Chú thích

  1. Ru
    Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  2. Bài ca dao này có lẽ là lấy ý từ hai câu đầu trong bài thơ Ngôn chí của Trần Danh Án, nhà thơ và là quan nhà Lê trung hưng.

    Nhân chi dữ vật bất đồng quần
    Phong nghĩ tuy vị thượng hữu quân

    Dịch:
    Kiến ong còn biết nghĩa quân thần
    Há lẽ làm người chẳng nhớ ân

  3. Ông Bộ
    Người con trai có bộ phận sinh dục khiếm khuyết, bán nam bán nữ, lớn lên không có khả năng quan hệ với phụ nữ. Dưới thời nhà Nguyễn, nhà nào đẻ được "ông Bộ" thì phải khai báo ngay với làng để các cơ quan hữu trách cấp trên bẩm báo với bộ Lễ. Đứa trẻ sẽ được bộ nuôi nấng theo nghi lễ cung đình, đến khi khôn lớn thì được đưa vào cung làm Thái giám. Làng có "ông Bộ" sẽ được miễn thuế trong ba năm.

    Thái giám nhà Nguyễn

    Thái giám nhà Nguyễn

  4. Cá mại
    Loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, cỡ nhỏ bằng ngón tay cái, thân dẹp và ngắn.

    Cá mại nấu canh chua

    Cá mại nấu canh chua

  5. Chồn đèn
    Một loại chồn nhỏ, có bộ lông màu hoe hoe, hung hung đỏ, chân thấp, mỏ dài nhỏ, răng rất sắc. Chồn đèn thường sống trong bụi rậm, ăn thức ăn chính là thịt động vật nhỏ như gà con, vịt con, chim, chuột, cá, lươn...
  6. Nha
    Sở quan (từ Hán Việt), nơi các quan làm việc. Theo Thiều Chửu: Ta gọi là quan nha 官衙 hay là nha môn 衙門 vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn, nên gọi là nha môn 衙門, nguyên viết là 牙門.
  7. Cá mòi
    Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.

    Cá mòi

    Cá mòi

  8. Cỏ gà
    Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."

    Cỏ gà

    Cỏ gà

  9. Chó ông thánh cắn ra chữ
    Thơm lây, có uy tín nhờ người khác.
  10. Lễ hội Nghinh Ông
    Lễ hội cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh ven biển nước ta từ Quảng Bình trở vào, ngư dân cầu cho biển lặng gió hòa, đi biển may mắn, làm ăn phát đạt. Lễ hội Nghinh Ông là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Có nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt Ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá Ông, lễ cúng Ông, lễ nghinh ông Thủy tướng... nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá Ông là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên. Ở mỗi địa phương, lễ hội Nghinh Ông diễn ra vào một thời điểm khác nhau.

    Lễ Nghinh Ông tại Cần Giờ

    Lễ Nghinh Ông tại Cần Giờ

  11. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  12. Kết tóc xe tơ
    Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.

    Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.

  13. Đội
    Một chức vụ trong quân đội thời thực dân Pháp, tương đương với tiểu đội trưởng hiện nay (Đội Cung, Đội Cấn...).
  14. Chợ Dinh
    Còn gọi là chợ Dinh Ông, một cái chợ ở đường Chi Lăng, phường Phú Hiệp, thành phố Huế. Chợ được gọi như thế vì lúc trước vùng này có nhiều dinh thự các ông hoàng, bà chúa hay quan lớn.
  15. Gái giết chồng, đàn ông ai giết vợ
    Trong chế độ đa thê trước kia, đàn bà ngoại tình có thể lập mưu giết chồng để được sống tự do với kẻ gian phu, trong khi đàn ông thường không nảy sinh ý định giết vợ (vì không cần thiết).
  16. Dầu cù là
    Cũng gọi là dầu cao, một loại cao bôi ngoài da dạng sệt có tác dụng làm nóng, chữa cảm cúm, đau bụng, côn trùng cắn... Dầu cù là thường được đóng trong các hộp nhỏ hình tròn bằng thủy tinh hoặc kim loại. Theo học giả An Chi, Cù Là là tên mà người xưa ở miền Tây Nam Bộ dùng để gọi nước Miến Điện. Trước đây có một loại dầu cao mang nhãn hiệu Mac Phsu, sản xuất tại Miến Điện, được ưa chuộng khắp Nam bộ, nên được gọi là dầu Cù Là. Sau này danh từ dầu cù là được dùng rộng rãi để chỉ tất cả các loại dầu cao.

    Dầu cù là

    Dầu cù là

  17. Dầu cù là Ông Tiên
    Một nhãn hiệu dầu cù là rất phổ biến ở miền Nam trước đây.
  18. Ăn sẻ sẻ đẻ ông voi
    Ăn ít thua nhiều (cờ bạc).
  19. Ông Ích Đường
    Một chí sĩ yêu nước quê ở làng Phong Lệ, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, Quảng Nam. Năm Mậu Thân (1908), hưởng ứng phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ, ông chỉ huy nhân dân Hòa Vang đi chống sưu thuế, đồng thời đi vây bắt viên quan “sâu dân mọt nước” tên là Lãnh Điềm. Song việc không thành, vì chính quyền thực dân Pháp kịp đưa quân tới đàn áp. Ông bị giặc Pháp bắt và xử chém tại chợ Túy Loan vào ngày 12 tháng 4 năm 1908. Trước lúc hy sinh ông dõng dạc tuyên bố: ”Giết Đường này còn trăm nghìn Đường khác sẽ nổi lên, bao giờ hết mía mới hết đường.”

    Chân dung Ông Ích Đường

    Chân dung Ông Ích Đường

    Ông Ích Đường trên đường bị dẫn ra chợ Túy Loan

    Ông Ích Đường trên đường bị dẫn ra chợ Túy Loan

  20. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  21. Nhợ
    Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.