Tìm kiếm "ông ĐỊa"
-
-
Đánh ông mai cái trót
-
Chữ rằng: vấn tổ tầm tông
-
Mãi đeo theo sợi xích thằng
-
Bà già đi lượm mù u
-
Cậu lậu, cậu ở bình vôi
-
Kẻ đi kiệu, người đánh cờ
Kẻ đi kiệu, người đánh cờ
Kẻ thời đọc sách người xem thơ nói tuồng
Chồng tôi trốn tránh luôn luôn
Chuyện chi không nói giả tuồng đứa câm
Nghĩ ra chuốc khổ vào thân
Trách cho bà Nguyệt xe lầm mối tơ
Tiếc công phu mấy đợi mấy chờ
Sĩ nho không gặp, gặp đứa khờ làm chi
Hay vầy tui chẳng có chồng chi
Một mình ở vậy quy y lên chùa -
Bây giờ ta lại gặp ta
-
Một trăm mụ o thì xâu một nách
-
Tân hôn hai gối một mền
-
Ông Tịt, bà Tịt
-
Cực như con chó không lông
-
Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
Con cái ngu dại, tổn hại ông cha -
Trêu ong ong đốt trêu Bụt Bụt đâm
-
Cất tiếng kêu cô mĩ nữ
-
Đêm qua bước chân lên trời
Đêm qua bước chân lên trời
Lạc đường lạc ngõ gặp người cung tiên
Ước gì duyên sẽ bén duyên
Cho duyên cõi thọ thành duyên cõi trần
Dạ buồn chân bước phân vân
Trời xui anh thẳng tới sân tơ hồng
– Ông Tơ ông có nhà không
Ông ra xua chó tôi cùng với nao!
Tơ duyên ông cất nơi nào
Cất trong chum quả hay vào ao sen?
Người nào trái kiếp lỡ duyên
Thì ông xe lại cho liền một đôi
Còn như cô ấy với tôi
Thì ông xe thẳng làm đôi vợ chồng. -
Cưới em ba họ nhà Trời
-
Lừ đừ như ông từ vào đền
-
Nuôi ong tay áo, nuôi cáo chuồng gà
Dị bản
Nuôi ong tay áo
Nuôi khỉ dòm nhàNuôi ong tay áo
Ấp rắn vào ngực
-
Đen đen là con quạ, bạc bạc là con cò
Chú thích
-
- Tĩn
- Lọ sành phình ở giữa, trên có nắp đậy, thường dụng đựng nước mắm, mật ong, gạo, muối...
-
- Cót
- Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.
-
- Xôi vò
- Xôi nấu rồi trộn đều với đậu xanh chín giã nhỏ.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Trâm bầu
- Một loại cây bụi hoặc gỗ, mọc hoang ở miền kênh rạch vùng Đông Nam Bộ hoặc được trồng để nuôi kiến cánh đỏ. Lá, rễ và hạt được cho là có nhiều tác dụng chữa bệnh, phổ biến nhất trong dân gian là dùng để tẩy giun đũa.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Vấn tổ tầm tông
- Hỏi những người cao tuổi có quan hệ huyết thống hay tra cứu từ những tộc phả, gia phả, lời di huấn, sách vở v.v. để tìm hiểu về gốc tích của một dòng họ.
-
- Xích thằng
- Sợi chỉ đỏ, dùng để chỉ duyên vợ chồng, gắn với điển tích về Nguyệt lão.
Cạn lời, khách mới thưa rằng,
Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao
(Truyện Kiều)
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Ống ngoáy
- Dụng cụ đựng trầu của những người đã rụng hết răng. Ống ngoáy có thể là một khối gỗ vuông bằng lòng bàn tay có khoét một lỗ tròn trũng sâu ở giữa, khi người hết trầu người ta dùng để đập cau tàn dung (cau già, cứng, thường được làm giống); hoặc được làm bằng ống thau to bằng ngón chân cái. Khi muốn ăn trầu, người ta bỏ miếng trầu đã têm vôi kèm miếng cau dày vào ống, lấy cây chìa ngoáy giằm nát rồi lùa vào miệng nhai.
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Vầy
- Như vậy, như thế này (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ở vậy
- Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).
-
- Quy y
- Đi tu. Hai chữ quy y có nghĩa đen là "quay về nơi nương tựa." Câu-xá luận quyển thứ 14 (Đại Chính 29.76c) nói: "Nghĩa của Quy y là gì? Là cứu tế; vì nương vào đó mà người ta có thể vĩnh viễn thoát khỏi mọi khổ ách."
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Ngô đồng
- Một loại cây gỗ rất cao (có thể hơn 17 mét), thân lớn (khoảng nửa mét), vỏ màu lục xám hoặc nâu xám (khi già), rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam), thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
(Tì bà - Bích Khê).
-
- Ông chú
- Em trai của chồng.
-
- Tân hôn
- Lúc mới làm lễ cưới (từ Hán Việt).
-
- Ông Tịt bà Tịt
- Hình tượng dân gian của bệnh nổi mề đay (cũng gọi là bệnh tịt). Theo tín ngưỡng, trẻ con mắc bệnh tịt là vì bị một giống "ma tịt" đốt phải.
-
- Trầu lá lốt
- Lá lốt được têm thành miếng như miếng trầu.
-
- Cậu
- Cách gọi các hoàng thái tử trong triều đình nhà Nguyễn.
-
- Ống đồng
- Cũng gọi là ống xì đồng, loại ống rỗng, làm bằng đồng, dùng để săn chim chóc bằng cách nhét phi tiêu một đầu và thổi mạnh vào đầu kia để bắn phi tiêu ra. Trẻ em ngày xưa cũng chơi ống đồng, nhưng thay phi tiêu bằng cục đất sét.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Ông thôn
- Trưởng thôn.
-
- Thị thiềng
- Thị thành (cách phát âm ở một số vùng Nam Bộ).
-
- Cõi thọ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cõi thọ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Hạ giới
- Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Thiên Lôi
- Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
-
- Thủy Tế
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thủy Tế, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Viền
- Về (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ông từ
- Người (thường là cao tuổi) chuyên lo việc trông coi các đền, chùa, miếu mạo.
-
- Nuôi ong tay áo
- Ong tay áo là một loại ong màu đen rất quen thuộc với những người dân ở các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên... Tổ ong buông thụng xuống như hình dáng ống tay áo nên mới được gọi như vậy. Khi ong tay áo không tìm được chỗ làm tổ trên cây, chúng thường chọn những cột gỗ ngoài hiên, ngoài hè để làm tổ. Theo quan niệm xưa, loại ong này làm tổ trong nhà thường mang đến những điều không may mắn cho gia chủ, đồng thời có thể tấn công chủ nhà, vì vậy người ta thường hun khói để xua đuổi chúng.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Ông lão
- Cũng gọi là ông già, phù lão, đang sen, tên chữ Hán là thốc thu, một giống chim lớn thường sinh sống nhiều ở chỗ đầm hồ rộng, vùng nước có nhiều cây ngập lúp xúp ở Nam Bộ. Chim có hình dạng giống nhưng lớn hơn chim hạc, sắc xanh biếc, cổ dài, mắt đỏ, đầu trọc không có lông, mỏ dẹp và thẳng, dài hơn một thước, đầu luôn trụi lông trông như ông già, lại trông giống như hình cái đầu gậy của ông già, nên có tên như vậy. Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, nhà vua cho chạm hình tượng chim ông già vào Huyền đỉnh.