Cô kia đội nón dưới mưa
Cho tôi mượn đội một mùa chăn trâu
Ra về mẹ hỏi nón đâu
Nón đi qua cầu gió hất xuống sông.
Tìm kiếm "chán vạn"
-
-
Thà rằng chiếu lác có đôi
-
Chân mày vòng nguyệt có duyên
Dị bản
-
Thương ai ai có giữ lời
Thương ai ai có giữ lời
Chiếu chăn để đó ngậm ngùi ngóng trông
Chiếu kia nửa đắp nửa mong
Chăn đơn nửa đắp nửa phòng đợi ai -
Một bước chân ra ba bước chân vào
-
Đứa mô không chộ thì mù
-
Năm ni em mắc chăn tru
Dị bản
Năm ni em mắc chăn bò
Vài năm chi nữa về lo việc nhà
-
Tới đây những núi cùng khe
-
Hỡi o cợi con tru đực cao kì
-
Trâu anh con cỡi con dòng
-
Ngán ngẩm sự đời
Ngán ngẩm sự đời
-
Giàu nuôi lợn nái, lụn bại nuôi bồ câu
Dị bản
Giàu nuôi lợn nái,
Nghèo nuôi chó cái, gà con
-
Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn
Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn
-
Cà thâm bỏ góc chạn
-
Lọ đầu thì bán
-
Lang đuôi thì bán
-
Bán cám thì ngon canh, nuôi lợn thì lành áo
Bán cám thì ngon canh,
Nuôi lợn thì lành áo -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chân đi chữ bát dứt khoát lồn to
-
Một lần cho tởn đến già
-
Làm trai mà chẳng biết suy
Chú thích
-
- Cói
- Còn gọi là cỏ lác, thường mọc hoang và được trồng ở vùng ven biển, nhiều nhất ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam. Cói cũng có thể mọc và trồng ở ven sông lớn. Tại miền Nam, cói mọc nhiều ở Đồng Tháp Mười. Cây này được trồng để làm chiếu. Ở một số vùng, nhân dân đào lấy củ cói (thân rễ) về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô làm thuốc.
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Chân mày vòng nguyệt
- Chân mày hình vòng cung. Đây là kiểu chân mày phù hợp với gương mặt đầy đặn, cân đối, đường nét hài hòa.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Non Bồng
- "Non Bồng nước Nhược," ý nói cõi tiên, cảnh tiên. "Non Bồng" dịch từ "Bồng sơn," ngọn núi trên đảo Bồng Lai. Tương truyền, Bát Tiên (tám vị tiên trong thần thoại Trung Quốc, gồm: Hán Chung Li, Lã Động Tân, Tào Quốc Cữu, Trương Quả Lão, Lam Thái Hòa, Lý Thiết Quài, Hàn Tương Tử, Hà Tiên Cô) ở trong tám động trên đảo Bồng Lai. "Nước Nhược" dịch từ "nhược thủy," nghĩa là nước yếu. Tương truyền, quanh đảo Bồng Lai là biển Nhược Thủy, nước ở đây yếu đến nỗi không đỡ nổi một hạt cải, nghĩa là bỏ hạt cải trên biển Nhược Thủy thì hạt cải chìm xuống.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Cỡi
- Cưỡi (phương ngữ Trung Bộ). Cũng được phát âm là cợi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ.
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Du
- Dâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chân sim bóng đá
- Cũng nói là chân sim bóng núi, gốc của cây sim và chỗ khuất nắng của vách đá (vách núi), những chỗ trú chân tạm thời của những người bươn chải nơi rừng núi.
-
- Kì
- Sống lưng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tắc, hò, rì
- Những tiếng hô để điều khiển trâu bò khi cày bừa. "Hò tắc" là rẽ trái, "hò rì" là rẽ phải, "hò" (có nơi hô thành "họ") là dừng lại.
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Dòng
- Kéo, dắt một vật gì bằng sợi dây dài.
-
- Nái
- Giống cái, từ dùng cho các loài gia súc nuôi để cho đẻ: lợn nái, trâu nái.
-
- Bồ câu
- Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.
-
- Cà thâm
- Cà muối bị lọt gió, đổi sang màu thâm.
-
- Chạn
- Còn gọi cái tủ bếp, gác-măng-rê (âm tiếng Pháp garde à manger), đồ dùng đựng bát đĩa sạch hoặc cất thức ăn, trước làm bằng gỗ hoặc tre, nay bằng inox, gồm nhiều ngăn, các mặt thường có song thưa hoặc lưới sắt. Có khi người ta để bốn chân chạn lên bốn cái bát có chứa nước để chống kiến.
-
- Lọ
- Nhọ.
-
- Lang
- Có từng đám trắng loang lổ trên da hoặc lông động vật.
-
- Chân chữ bát
- Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
-
- Tởn
- Sợ (khẩu ngữ).
-
- Hà ăn chân
- Còn gọi là nước ăn chân, một loại bệnh do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt, biểu hiện bằng hình thức tróc vảy khô, mụn nước hoặc viêm kẽ chân, gây đau rát hoặc ngứa ngáy rất khó chịu.
-
- Suy
- Suy nghĩ, tính toán cặn kẽ.