Xấu hay làm tốt
Dốt hay nói chữ
Tìm kiếm "xấu máu"
-
-
Đất xấu nắn chẳng nên nồi
-
Đất xấu trồng cây khẳng khiu
-
Vợ xấu là vợ của mình
Vợ xấu là vợ của mình
Ngoài vành thúng rách, trong vành lúa thơm -
Đã xấu lại đen
Đã xấu lại đen
Đã kém nhan sắc lại hèn chân đi -
Dù ai xấu xí như ma
Dị bản
-
Vô duyên xấu số đã đen
-
Vô doan xấu phước, lấy thằng chồng trước khật khùng
-
Tránh voi chẳng xấu mặt nào
Tránh voi chẳng xấu mặt nào
-
Chồng em vừa xấu vừa đen
-
Đừng chê tôi xấu tôi già
-
Anh chê em xấu
-
Bộ dạng quan anh xấu lạ lùng
-
Anh thương em bất luận xấu xinh
-
Một trăm mụ o thì xâu một nách
-
Khoai lang tốt củ, xấu dây
Khoai lang tốt củ, xấu dây
Bề ngoài anh xấu, nhưng lòng đầy tình thương -
Củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ xài
-
Đẹp như tiên, lo phiền cũng xấu
Đẹp như tiên, lo phiền cũng xấu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Đứa dại cởi truồng, người khôn xấu mặt
Đứa dại cởi truồng, người khôn xấu mặt
Dị bản
Người dại để lồn, người khôn xấu mặt
-
Khen người thì tốt, giột người thì xấu
Chú thích
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Chim mồi
- Chim dùng để làm mồi bẫy những con chim khác. Người đánh bắt chim thường chọn những con có giọng gáy hay nhất, đặt trong lồng bẫy để làm chim mồi. Những con chim khác khi nghe tiếng kêu của chim mồi, bay tới đậu trên thành lồng thì bẫy sẽ sập lại.
-
- Bo
- (Chim cu) gáy gằn từng tiếng, từng hồi ngắn liên tục sau thời gian gáy thúc.
-
- Phàm phu
- Người (đàn ông) thô lỗ tục tằn (từ Hán Việt).
-
- Đồng Lẫm
- Một làng nay là thôn Đồng Lẫm, xã La Sơn, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, gồm hai xóm là Lẫm Hạ và Lẫm Thượng. Tại đây ngày 11, 12 tháng 2 âm lịch hằng năm có tổ chức rước sắc Đức Hưng Đạo Đại Vương, Thành Hoàng làng Đông Hải Đại Vương và Đức mẫu Quế Anh.
-
- Sông Đá
- Tên một dòng sông chảy qua thôn Dương Đá, nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
-
- Thợ kèn
- Người làm nghề thổi kèn cho các đám ma ngày xưa. Trước đây, nghề thợ kèn bị khinh rẻ, cho là mạt hạng.
-
- Vô doan
- Vô duyên (do cách phát âm của người Nam Bộ).
-
- Chân chữ bát
- Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
-
- Thiên
- Trời (từ Hán Việt).
Thiên trời địa đất
Cử cất tồn còn
(Tam thiên tự - soạn giả Đoàn Trung Còn)
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Trát
- Giấy truyền lệnh của quan lại ngày xưa. Từ chữ Hán 札 nghĩa là cái thẻ, vì ngày xưa không có giấy nên mọi mệnh lệnh muốn truyền đạt phải viết vào miếng gỗ nhỏ.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Bất luận
- Không kể.
-
- Giang
- Cũng gọi là lá giang, một loại cây dây leo cho lá có vị chua (nên còn có tên là cây giang chua). Lá giang thường dùng để nấu canh hoặc lẩu, tạo thành những món ăn có vị chua rất đặc trưng.
-
- Cua kình
- Loại cua đồng có hai càng rất lớn.
-
- Ông chú
- Em trai của chồng.
-
- Bóng sắc
- Nhan sắc, sắc đẹp.
-
- Giột
- Nói chặn họng.