Tìm kiếm "mưa rào"
-
-
Mưa lâm thâm, ướt dầm lá cỏ
Mưa lâm thâm, ướt dầm lá cỏ
Thương một người tóc bỏ ngang vai -
Khi mưa, khi nắng luôn tuồng
-
Cô kia con gái nhà nông
Cô kia con gái nhà nông
Cả ngày sao cứ chổng mông lên trời?
– Anh ơi nông vụ kịp thời
Mông em mà không chổng, lấy gì anh ăn?Dị bản
-
Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Đấy vui có biết đây buồn hay không? -
Anh tiếc thay hạt mưa trong rơi xuống đống bùn
-
Lúc trông mưa thấy nắng, hồi trông nắng gặp mưa
Lúc trông mưa thấy nắng, hồi trông nắng gặp mưa
Buổi xuân xanh không gặp bạn, buổi chợ trưa hết người -
Chém cha con đĩ đánh bồng
Dị bản
Chém cha con đĩ đánh bồng
Đã cắm sừng chồng lại còn chửi cha
-
Đành lòng đẹp dạ anh chưa
Đành lòng đẹp dạ anh chưa
Làm cho em đứng giữa mưa em chờ -
Mắm cá cơm
-
Đã buồn lại giục cơn buồn
Đã buồn lại giục cơn buồn
Mưa đông chưa tạnh, nước nguồn lại thêmDị bản
Đã buồn lại giục thêm buồn
Mưa đông chưa tạnh, nước nguồn đã sa
-
Mưa khắp đâu đâu, Bồ Nâu cơ cầu, trời chửa mưa cho
-
Trời mưa nước chảy qua đình
-
Ai ơi nhớ lấy lời này
-
Trời gầm cóc nhái đua theo
-
Xin trời đừng nắng chớ mưa
Xin trời đừng nắng chớ mưa,
Râm râm gió mát cho vừa lòng tôi. -
Trăm hoa đua nở mùa xuân
Trăm hoa đua nở mùa xuân
Cớ sao hoa cúc lại muộn tuần thu sang?
– Vì hoa tham lấy sắc vàng
Cho nên hoa phải muộn màng tiết thu -
Bán tóc mua lược
Bán tóc mua lược
-
Mưa rừng cọ, gió rừng thông
-
Bà bóng đánh trống chầu mời
Chú thích
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Luôn tuồng
- Liên tục, nối tiếp nhau không ngừng nghỉ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chổng
- Giơ ngược một bộ phận nào đó lên cao.
-
- Nông vụ
- Vụ mùa làm ruộng (từ Hán-Việt).
-
- Nông vụ chí kì
- Đến mùa làm nông (lúa, ngô...).
-
- Xằng
- Sai, bậy.
-
- Con đĩ đánh bồng
- Cũng gọi là múa bồng, một trong những điệu múa cổ nhất của Thăng Long xưa, do đàn ông giả gái biểu diễn. Người múa vừa dùng hai tay đánh vào hai bên trống và nhảy múa uốn éo vừa phải thể hiện sự lẳng lơ, ve vãn những thanh niên rước kiệu nhằm gây tiếng cười thoải mái, tạo sự chú ý cho người khác. Điệu múa này nay vẫn được biểu diễn trong các lễ hội cổ truyền.
Xem một điệu múa bồng trên YouTube.
-
- Mắm nêm
- Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...
-
- Bồ Nâu
- Đọc trại là Bù Nâu, một cánh đồng rộng hàng trăm mẫu, ngày nay thuộc làng Bạch Nao, xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Lúa cấy trên cánh đồng Bồ Nâu cho thứ gạo tuyệt ngon, ngày xưa chuyên dùng để tiến vua.
-
- Cơ cầu
- Khổ cực, thiếu thốn.
-
- Theo báo Nông Nghiệp Việt Nam thì câu thành ngữ này chỉ việc "mưa trút xuống cánh đồng Bồ Nâu bao giờ cũng muộn hơn ở các cánh đồng khác. Chính chất đất tốt cộng với tiểu khí hậu đặc biệt này đã làm cho gạo Bồ Nâu có một giá trị đặc biệt."
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Hòa cốc phong đăng
- Thóc lúa, ngũ cốc được mùa (thành ngữ Hán Việt). Đây là câu chúc cho nhà nông, nằm trong bốn câu chúc cho tứ dân sĩ-nông-công-thương, với ba câu kia lần lượt là Văn tấn võ thăng (văn võ cùng tiến tới), Ngư hà lợi lạc (đánh cá sông biển đều được lợi) và Nhất bổn vạn lợi (một vốn vạn lời).
-
- Tay co
- Uốn vòng tay mà chịu lấy đồ nặng (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
Như chàng có vững tay co
Mười phần cũng đắp điếm cho một vài
(Truyện Kiều)
-
- Trời gầm
- Chỉ tiếng sấm khi trời sắp mưa, theo quan niệm của người xưa là ông trời đang gầm.
-
- Trùn
- Giun đất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mưa rừng cọ, gió rừng thông
- Mưa trong rừng cọ nghe tiếng rất lớn, do lá cọ có bản rộng, dày, cứng. Tương tự, do thông có nhiều lá kim nên gió thổi nghe mạnh hơn so với thực tế.
-
- Đồng cốt
- Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.
-
- Trống chầu
- Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.
-
- Múa bông
- Cũng gọi là múa bài bông, một cách múa trong lễ lên đồng, trong đó người múa (con hát) đeo trên vai hai ngọn đèn làm hình hoa sen thắp lên rồi vừa múa vừa tiến lui ngang dọc.
Một thằng đầu trọc ngồi khua mõ
Hai ả tròn xoe đứng múa bông
(Ông sư và mấy ả lên đồng - Tú Xương)
-
- Tâu rỗi
- Tâu gởi mà cứu ai, hoặc cho ai khỏi chết. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)