Đồn rằng chàng đọc Kinh Thi
Cha thầy Mạnh Tử tên chi rứa chàng?
– Thầy Mạnh do cụ Mạnh sinh ra
Đù mẹ đứa hát, đù cha đứa bày.
Tìm kiếm "đốc kiếm"
-
-
Quần em rách dọc, rách ngang
-
Văn hay chẳng luận đọc dài
Văn hay chẳng luận đọc dài
Vừa mở đầu bài đã biết văn hayDị bản
-
Vè Hà thành đầu độc
Một cơn gió táp mưa sa
Non sông nổi giận, cỏ hoa đeo sầu
Gió mưa nghe vẳng bên lầu
Tưởng hồn nghĩa sĩ ở đâu ngang trời
Than ôi cũng một kiếp người
Một lòng yêu nước thương nòi xót xa
Non sông Hồng Lạc một nhà
Nhớ người ta phải hương hoa cúng giàng
Mực hòa máu lệ một chương
Khóc trang nghĩa dũng nêu gương muôn đời
Nhớ xưa liệt sĩ bốn người
Ở trong ban lính đóng nơi Hà thành
Đòi phen trận mạc tập tành
Thấy người xe ngựa, tủi mình non sông … -
Anh thương em dưới dốc thương lên
-
Những ai có mũi dọc dừa
Những ai có mũi dọc dừa
Đẹp người nhưng lại lẳng lơ cũng nhiều -
Muốn ăn to thì lên Dốc Mõ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Dài như lồn nai xuống dốc
Dài như lồn nai xuống dốc
-
Núi Cà Tang hòn ngang hòn dọc
-
Đồng Nai, Châu Đốc, Định Tường
-
Cọp dữ Mông Dương, nước độc Hà Tu
-
Cây khô không có lộc, người độc không có con
Dị bản
Cây độc không trái
Gái độc không con
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn vàng, bẹn ngọc, đóc san hô
Lồn vàng, bẹn ngọc, đóc san hô
-
Miệng rộng, tai cao, dọc mũi dài
-
Cà Mau hãy đến mà coi
Dị bản
-
Mấy mươi con mắt
-
Nón này em sắm ở đâu
Nón này em sắm ở đâu
Dọc ngang mấy thước, móc khâu mấy lần
Em mà đáp được như thần
Thì anh trả nón đưa chân anh về
– Nón này em sắm chợ Giầu
Dọc ngang thước rưỡi, móc khâu năm đường
Nón này chính ở làng Chuông
Làng Già lợp nón, Khương Thường bán khua
Hà Nội thì tết quai tua
Có hai con bướm đậu vừa xung quanh
Tứ bề nghiêng nón chạy quanh
Ở giữa con bướm là hình ông trăng
Nón này em sắm tiền trăm
Ai trông cái nón ba tầm cũng ưa
Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Nón này khâu những móc già
Em đi thử nón đã ba năm chầy
Muốn em chung mẹ chung thầy
Thì anh đưa cái nón này em xin. -
Quyển Sơn vui thú nhất đời
-
Kèn Tây đã thổi tò le
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nếu không hiểu rõ con cu
Nếu không hiểu rõ con cu
Đọc vạn quyển sách vẫn ngu như bò
Chú thích
-
- Kinh Thi
- Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
-
- Mạnh Tử
- Một nhà triết học Trung Quốc vào thời Chiến Quốc. Ông tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh năm 372 TCN vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ. Ông là học trò xuất sắc Khổng Tử, và được đời sau xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo, được tôn là Á thánh (chỉ sau Khổng Tử).
-
- Chi rứa
- Gì thế (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Theo giai thoại, câu hát này do một cô gái hát để trêu Trần Hàn, trong có nhắc tên ông (Hàn) và tên thân phụ ông (Trần Liệu).
-
- Nệ
- Bận tâm, bận lòng, chú ý, chấp nhặt.
-
- Nghĩa sĩ
- Người anh dũng dấn thân vì việc nghĩa.
-
- Lạc Hồng
- Con Lạc cháu Hồng (Con của loài chim Lạc, cháu của dòng giống Hồng Bàng). Chim Lạc là một loài chim trong truyền thuyết, được xem là biểu tượng của Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử nước ta (sau Văn Lang của các vua Hùng). Hồng Bàng là tên gọi chung cho giai đoạn thượng cổ nước ta, chủ yếu dựa trên các truyền thuyết, truyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học.
Nhân dân ta tự nhận là con Lạc cháu Hồng. Từ "Lạc Hồng" đôi khi được đảo thành Hồng Lạc, tương tự như đối với "con Hồng cháu Lạc."
-
- Giàng
- Hay Yàng, Yang, tên gọi của vị chúa tể thần linh (ông trời) theo cách gọi của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
-
- Liệt sĩ bốn người
- Bốn hạ sĩ quân đội lính khố đỏ cầm đầu vụ đầu độc binh lính Pháp thành Hà Nội, gồm: đội Bình, độc Cốc, đội Nhân, và cai Nga. Bốn người đều bị giặc Pháp xử tử ngày 8/7/1908.
-
- Hoàng thành Thăng Long
- Gọi tắt là thành Hà Nội hoặc Hà thành, một công trình kiến trúc đồ sộ, được xây dựng qua nhiều triều đại phong kiến nước ta. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, tại thành Hà Nội đã xảy ra ít nhất hai trận đánh quan trọng: trận thành Hà Nội thứ nhất (20/11/1873) và trận thành Hà Nội thứ hai (25/4/1882). Chỉ huy thành trong hai trận này lần lượt là đô đốc Nguyễn Tri Phương và tổng đốc Hoàng Diệu.
-
- Đòi phen
- Nhiều lúc, nhiều lần (đòi từ cổ nghĩa là "nhiều").
Trông tư bề chân trời mặt đất;
Lên, xuống lầu thấm thoát đòi phen
(Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn)
-
- Mược
- Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
-
- Dốc Mõ
- Còn có tên là đèo Cục Kịch, một con đèo cao nằm trên núi Gian Nan, ngăn cách hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà. Đại Nam Nhất Thống chí mô tả: "Ở phía nam phủ có tên nữa là núi Gian Nan, cũng là phân giới cho tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa; vì đường núi hiểm trở nên gọi tên ấy."
-
- Hòn Hèo
- Tên một bán đảo thuộc địa phận huyện Ninh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 15 cây số. Hòn Hèo còn có tên gọi là Phước Hà Sơn do địa danh này là một quần thể có trên 10 ngọn núi lớn, nhỏ khác nhau, cao nhất là Hòn Hèo (cao 813m) nằm chính giữa. Theo dân gian, trên đỉnh Phước Hà Sơn có rất nhiều cây hèo, nên gọi là Hòn Hèo.
Hiện nay Hòn Hèo là một địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Khánh Hòa.
-
- Núi Cà Tang
- Còn gọi núi Bà, tên một ngọn núi cao 452 m thuộc huyện Nông Sơn (mới tách từ huyện Quế Sơn), tỉnh Quảng Nam.
-
- Trọc
- Đục, không trong.
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Định Tường
- Tên một tỉnh cũ của vùng Tây Nam Bộ dưới thời Nguyễn, trước đây thuộc nước Chân Lạp, nay thuộc địa bàn các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Đồng Tháp. Trong hòa ước Nhâm Tuất (1862), ba tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường bị triều đình Huế nhường cho Pháp.
-
- Sở mộ
- Yêu mến, yêu thích. Từ ngày bắt nguồn từ chữ Hán mộ 慕 nghĩa là mến, quyến luyến không rời (theo từ điển Thiều Chửu).
-
- Miệt vườn
- Tên gọi chung cho khu vực nằm trên những dải đất giồng phù sa dọc theo hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang tại đồng bằng sông Cửu Long. "Miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, miệt vườn bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Gò Công, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, một phần của tỉnh Cần Thơ và một phần của tỉnh Đồng Tháp. Ngành nông nghiệp chính trên những vùng đất này là lập vườn trồng cây ăn trái. Đất đai miệt vườn là phù sa pha cát màu mỡ, sạch phèn, lại không bị ảnh hưởng của lũ lụt và nước mặn. Do vậy, miệt vuờn được coi là khu vực đất lành chim đậu, có nhiều tỉnh lị phồn thịnh, sầm uất. Nhiều loại trái cây ngon của miệt vuờn đã trở nên nổi tiếng, gắn liền với địa danh như xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt Lai Vung (Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), ...
-
- Mông Dương
- Địa danh nay là tên một phường thuộc thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đây là nơi có mỏ than Mông Dương, một trong những mỏ thang có trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất từ thời Pháp thuộc.
-
- Hà Tu
- Tên cũ là Hà Sú, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây có mỏ than Hà Tu, vào thời Pháp thuộc thuộc sự quản lí của công ti than Bắc Kì.
-
- Chân sâu quảng
- Chứng bệnh do chân bị vết thương mà không chữa khỏi, biến thành sâu quảng (mỗi ngày ăn sâu xuống và lan rộng thêm ra), mụn đau nhức và ngứa, chung quanh mụn be bờ cao. Về tên gọi chân sâu quảng, có người cho rằng chứng chân sâu đi kèm với bệnh sốt rét là chứng lở loét nổi tiếng khó trị, lại thường thấy ở vùng Quảng Ninh nên người ta mới gọi là chứng sâu Quảng.
-
- Đỉa
- Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
-
- Bánh canh
- Một món ăn bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại. Sợi bánh to, được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Trảng Bàng (Tây Ninh) là nơi có đặc sản bánh canh có thể xem là nổi tiếng nhất nước ta.
-
- Cạnh Đền
- Địa danh nay thuộc xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thước
- Đơn vị đo chiều dài cổ ở nước ta. Một thước ngày đó bằng 40 cm. Ngày nay một thước được hiểu là 1 m.
-
- Phù Lưu
- Một ngôi làng cổ ở Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, còn gọi là làng Giầu, Chợ Giầu. Làng có truyền thống buôn bán và văn hóa. Vào các thế kỷ 15, 16, 17, Phù Lưu là một làng chợ lớn nên mới có tên chữ là Thị thôn (làng chợ). Nay Thị Thôn là tên một thôn ở xã Hán Quảng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
-
- Quang Trung
- Một làng nay thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, có tên nôm là làng Chuông. Làng nổi tiếng với nghề làm nón lá. Chợ làng cũng gọi là chợ Chuông, chuyên bán nón và các nguyên vật liệu làm nón.
-
- Làng Già
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Làng Già, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Khương Thượng
- Còn có tên khác là làng Sại, trại Ông Đình, làng Đình Gừng, một làng cổ nay thuộc địa bàn phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Làng có giếng cổ được cho là vết tích của "giếng Cao Biền."
-
- Khua
- Vành tròn đan bằng tre hoặc đay, gắn vào lòng nón để đội cho chắc.
-
- Quai thao
- Còn gọi quai tua, phần quai để giữ nón quai thao. Một bộ quai thao gồm từ hai đến ba sợi thao (dệt từ sợi tơ) bện lại với nhau, gọi là quai kép, thả võng đến thắt lưng. Khi đội phải lấy tay giữ quai ở trước ngực để tiện điều chỉnh nón.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Bấy chầy
- Từ ấy đến nay, bao lâu nay (từ cổ).
Nỗi nàng tai nạn đã đầy,
Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.
(Truyện Kiều)
-
- Quyển Sơn
- Một làng nay thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Làng tựa lưng vào một dãy núi lớn, có nhiều phong cảnh đẹp. Hằng năm vào tháng giêng, tháng hai, làng tổ chức lễ hội hát giặm (dậm) và bơi chải.
Tương truyền khi Lý Thường Kiệt đem quân đi chinh phạt giặc phương Nam vào năm 1069, đoàn chiến thuyền đi theo sông Đáy, qua trại Canh Dịch thì gặp một trận gió lớn, phải nép vào chân núi để tránh gió. Trận cuồng phong này đã bẻ gãy cột buồm và cuốn luôn lá cờ đại lên đỉnh núi. Thấy điều lạ, Lý Thường Kiệt cho quân sĩ dừng lại dưới chân núi rồi cùng tướng lĩnh lên bờ sửa lễ tế trời đất cầu mong chiến thắng. Ông đặt đàn tế trong rừng trúc, gần ngôi đền thờ hai mẹ con bà hàng nước. Nửa đêm, hai mẹ con bà hiện lên báo mộng, xin cùng đi theo phù ông đánh giặc. Từ đó ông đặt tên núi là núi Quyển Sơn (núi Cuốn) và trại Canh Dịch cũng được đổi thành làng Quyển Sơn.
-
- Hát dặm
- Còn gọi là hát dậm hoặc giặm, một loại hình múa hát độc đáo chỉ có ở làng Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Tương truyền khi đánh đuổi xong quân xâm lược, Lý Thường Kiệt đã cho quân dừng lại bên núi Cấm, làng Quyển Sơn. Trong lúc cơm no rượu say, tức cảnh sinh tình ông đã sáng tác ra làn điệu hát Dậm gồm 30 tiết mục với hơn 1.000 câu thơ. Từ đó, nhân dân trong vùng lập đền thờ Lý Thường Kiệt và truyền nhau câu hát mỗi khi diễn ra lễ hội đền Trúc vào ngày mùng 10 tháng Giêng đến ngày mùng 10 tháng Hai âm lịch tại núi Cấm.
Xem phóng sự Lưu giữ nét đẹp truyền thống hát dặm Quyển Sơn.