Ra về nước mắt như mưa
Đành duyên, đành phận, mà chưa đành lòng
Tìm kiếm "mặt mỏng"
-
-
Ra vườn ngắt một cành chanh
Ra vườn ngắt một cành chanh
Con dao lá trúc gọt quanh tứ bề
Đôi ta đã trót lời thề
Con dao lá trúc để kề tóc mai
Bây giờ chàng đã nghe ai
Nghe trăng nghe gió, nghe ai mặc lòng
Tưởng rằng chàng ở một lòng
Ngờ đâu chàng lại đèo bòng đôi nơi … -
Giọt nước mắt rơi cái độp
Giọt nước mắt rơi cái độp,
Anh lấy cái hộp đậy liền,
Đôi ta thương trộm, xóm giềng đều hay. -
Hoa thơm hoa ở trên cây
Hoa thơm hoa ở trên cây
Đôi con mắt em lúng liếng, dạ anh say lư đừ -
Đường rầy nghiêng, xe lửa chạy cũng nghiêng
Đường rầy nghiêng, xe lửa chạy cũng nghiêng,
Gặp nhau đây dưới thủy trên thuyền,
Lời phân chưa có cạn, nước mắt liền vội tuônDị bản
-
Đưa nhau giọt lệ không ngừng
-
Em đi tìm anh, nước mắt nhỏ úa ngọn cỏ vàng
Em đi tìm anh, nước mắt nhỏ úa ngọn cỏ vàng
Anh không tin đi thử mấy nẻo đàng mà coi -
Nhớ em tưởng bóng ngày đêm
-
Hai tay cầm vạt áo dày
-
Choàng tay qua cổ nước mắt để ướt mình
Choàng tay qua cổ nước mắt để ướt mình
Anh thương, em chẳng nghĩ tình anh thương -
Vì ai nước mắt sụt sùi
Vì ai nước mắt sụt sùi
Khăn lau không ráo, lệ chùi không khô -
Ra về nước mắt phân vân
-
Mắt lơ mày láo
Mắt lơ mày láo
-
Mắt tròn mắt dẹt
Mắt tròn mắt dẹt
-
Mắt trước mắt sau
Mắt trước mắt sau
-
Gặp nhau chưa kịp hỏi chào
Gặp nhau chưa kịp hỏi chào
Nước mắt đã trào, rơi xuống bỏng tay -
Em ơi thân thể anh đây
Em ơi thân thể anh đây
Lờ đờ mắt lớn, tối ngày sáng đêm -
Mắt em như lưỡi kiếm thần
Mắt em như lưỡi kiếm thần
Nhìn giặc xuyên suốt từ chân đến đầu
Nhìn anh như có phép màu
Như xoa như bóp chỗ đau lại lành. -
Yêu nhau con mắt liếc qua
Yêu nhau con mắt liếc qua
Chớ bấm chớ nháy, người ta chê cườiDị bản
Yêu nhau con mắt liếc qua
Chớ có liếc lại, người ta biết tìnhYêu nhau con mắt liếc qua
Kẻo chúng bạn biết, kẻo cha mẹ ngờ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trai khôn lắm nước đái
Chú thích
-
- Dao lá trúc
- Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
-
- Tứ bề
- Bốn bề, xung quanh.
-
- Đèo bòng
- Mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm (thường nói về tình cảm yêu đương).
-
- Đường rầy
- Đường ray (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cả hai từ này đều có gốc từ tiếng Pháp rail.
-
- Xe lửa
- Tàu hỏa (phương ngữ miền Trung và Nam Bộ).
-
- Xe lửa Sài Gòn
- Vào đầu thế kỉ 20, người Pháp đã tiến hành xây dựng một mạng lưới giao thông đường sắt hoàn chỉnh kết nối Sài Gòn với những tỉnh thành phụ cận. Cuối năm 1881, hệ thống xe lửa nhẹ nối liền hai khu vực chính của thành phố là Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu họat động, ban đầu chạy bằng hơi nước, sau đó chạy bằng điện. Mạng lưới này dần dần được mở rộng, lan tới Gò Vấp rồi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một.
Nổi tiếng hơn là tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho dài 70 kí-lô-mét, khởi hành từ chợ Bến Thành, quan Bình Chánh, Bến Lức, Tân An rồi đến ga chính ở Mỹ Tho (gần vườn hoa Lạc Hồng ngày nay). Vào thời gian đầu, khi chưa có cầu Bến Lức và cầu Tân An, cả đoàn tàu phải xuống phà đế băng qua hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tuyến đường này khánh thành vào giữa năm 1885, tồn tại 73 năm, đến năm 1958 thì ngừng hoạt động.
Nhiều dấu tích của mạng lưới đường sắt nội thị ngày xưa cũng như của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho như đường rày, cầu, giếng nước vẫn còn tồn tại.
-
- Cầu Bình Điền
- Một cây cầu thép được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, bắc ngang qua sông Bình Điền (nay thuộc địa phận huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) cho xe lửa chạy tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho. Sau này Việt Minh phá đường ray đoạn Bình Chánh - Gò Đen, xe lửa không chạy được nữa, nên Pháp xây thêm cây cầu mới bê tông dầm thép tại vị trí cầu Bình Điền ngày nay để lưu thông đường bộ.
-
- Nghiêng triền
- Nghiêng qua một bên (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cô phòng
- Buồng riêng của người sống cảnh cô đơn (từ Hán Việt). Thường dùng để chỉ cảnh cô đơn của người phụ nữ không chồng hoặc xa chồng.
Đình thoa trường nhiên tư viễn nhân,
Độc túc cô phòng lệ như vũ.
(Ô dạ đề - Lí Bạch)Tản Đà dịch:
Dừng thoi buồn bã nhớ ai,
Phòng không gối chiếc, giọt dài tuôn mưa.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Hồi
- Quay về (từ Hán Việt).
-
- Cố hương
- Quê cũ (từ Hán Việt).
Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
(Hương rừng Cà Mau - Sơn Nam)
-
- Chặm
- Thấm từng tí cho khô (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)