Tìm kiếm "mạn thuyền"
-
-
Anh ơi! Anh biểu em về mần bé sao đành?
-
Khoai lang củ sượng, củ trân
-
Mần lươn nấu cháo bẹ môn
-
Ba năm duyên đã mãn rồi
Ba năm duyên mãn đã rồi,
Cây khô lá rụng em còn ngồi chờ ai?
– Em ngồi chờ củ chờ khoai
Chờ cam, chờ quýt, chờ xoài chín cây -
Còn ăn còn ngủ còn gân
Còn ăn còn ngủ còn gân
Không ăn không ngủ có mần được chi -
Ra đi cầm quạt che trăng
-
Ăn ở trần, mần mặc áo
-
Đôi ta là nợ là tình
Đôi ta là nợ là tình
Là duyên là kiếp đôi mình kết giao
Em như hoa mận hoa đào
Cái gì là nghĩa tương giao hỡi nàng? -
Bấy lâu ao ước ước ao
-
Anh đây tài tử giai nhân
-
Giàu cha giàu mẹ được phần
Giàu cha giàu mẹ được phần
Giàu anh giàu chị ai mần nấy ănDị bản
Giàu cha giàu mẹ thì mừng
Giàu anh giàu chị thì đừng cậy trôngGiàu cha giàu mẹ thì ham
Giàu anh giàu chị ai làm nấy ăn
-
Tốt tóc thì cỏ mần trầu
Dị bản
-
Làm quan phải xét cho dân
Làm quan phải xét cho dân,
Không tin ngài xuống, ngài mần, ngài coi. -
Kẻ Tàng lắm cô lắm thầy
-
Lên rừng bẻ lá đề thơ
-
Đói cơm thì ăn độn rau
-
Chuồn chuồn đậu ngọn dưa leo
-
Năm ni em mắc chăn tru
Dị bản
Năm ni em mắc chăn bò
Vài năm chi nữa về lo việc nhà
-
Mần thơ giấy trắng đem gắn cây cui
Chú thích
-
- Tang chế
- Phép tắc để tang. Theo phong tục, khi một người qua đời thì những người thân phải để tang để tưởng nhớ, tùy theo quan hệ xa gần mà thời hạn để tang khác nhau.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Mần bé
- Làm vợ lẽ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Trân
- (Khoai) luộc chưa chín. Đồng nghĩa với sượng.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mồ
- Nào (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ăn ở trần, mần mặc áo
- Lúc ăn thì cởi trần ra mà ăn cho khoẻ, đến khi làm thì làm (mần) thì (cứ như) vướng víu quần áo. Câu này hàm ý chê những người lười biếng, làm ít ăn nhiều.
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Tài tử giai nhân
- Người con trai có tài, người con gái có sắc. Chỉ những người tài sắc nói chung.
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
(Truyện Kiều)
-
- Giang hồ
- Từ hai chữ Tam giang (ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang) và Ngũ hồ (năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô) đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
(Giang hồ - Phạm Hữu Quang)
-
- Nằm đò
- Đi đò dọc (tiếng địa phương).
-
- Cỏ mần trầu
- Còn có nhiều tên khác như cỏ vườn trầu, màn trầu, màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo... là một loại cỏ mọc hoang ở nhiều nơi. Cỏ có vị ngọt, hơi đắng, là một vị thuốc dân gian chữa được nhiều loại bệnh như tăng huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều...
-
- Bồ kết
- Một loại cây lâu năm, thân gỗ có gai, cho hạt giống hạt đậu. Mỗi quả bồ kết có từ 30 đến 40 hạt. Quả bồ kết chứa nhiều dầu, do vậy từ xưa nhân dân ta đã biết gội đầu bằng bồ kết để có mái tóc bóng mượt. Ngoài ra, bồ kết còn là một vị thuốc dân gian.
-
- Sả
- Một loại cỏ cao, sống lâu năm, có mùi thơm như chanh. Tinh dầu sả được dùng để ướp tóc. Thân cây sả có thể làm gia vị.
-
- Kẻ Tàng
- Địa danh nay thuộc xã Sơn Long, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Mấn
- Váy (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Mạo
- Mũ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Khó
- Nghèo.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Làm mọn
- Làm vợ lẽ (mọn có nghĩa là nhỏ).
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Du
- Dâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Mần thơ
- Viết thư (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cui
- Một loại cây chịu nước mặn, có phiến lá lớn cứng giòn, gỗ chắc, mối mọt khó gặm, có thể dùng để đóng bàn ghế.