Ta nghe tiếng hát đâu đây
Ta về rút chiếc thuyền mây đi tìm
Ta nghe tiếng hát đâu đây
Dị bản
Vẳng nghe tiếng hát đâu đây,
Để ta bơi chiếc thuyền mây đi tìm
Ta nghe tiếng hát đâu đây
Ta về rút chiếc thuyền mây đi tìm
Vẳng nghe tiếng hát đâu đây,
Để ta bơi chiếc thuyền mây đi tìm
Thương em thì nhờ thầy mẹ tính toan
Không phải em vô sòng giã gạo hát hò khoan mà thành
Điệu hò khoan thiếp thiếp, chàng chàng
Buông cây chày xuống, hai bàn tay không
– Chắp tay con lạy bác, bác ơi!
Bác già rồi, đừng có thấy chuối, thấy xôi mà bác thèm
– Ít nhiều chi qua cũng lớn tuổi hơn mấy em
Qua già lẩm cẩm, qua có quyền thèm tứ tung!
– Con cúi đầu lạy bác, bác ơi
Bác đừng thấy chuối thấy xôi mà bác thèm!
– Dẫu gì thì qua cũng lớn hơn em
Qua lú qua lẫn nên qua thèm của tơ
Còn gạo không biết ăn dè
Đến khi hết gạo ăn dè chẳng ra
Trước tôi chào anh em đông đủ
Sau tôi chào bạn cũ lưu niên
Anh hùng hội ngộ tôi chào riêng anh hùng
Chào cô chào bác, tôi chào cùng chủ gia
Áo đen, áo trắng, áo dà
Chào áo cụt lỡ, chào qua vá quàng
Nghèo hèn cho chí giàu sang
Vải nhuộm nâu tôi chào trước, lụa hồng đào tôi chào sau.
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.