Tìm kiếm "hạt huyền"

Chú thích

  1. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  2. Điếm
    Từ Hán Việt, nghĩa rộng là hàng quán, nhà trọ...
  3. Bứa
    Một loài cây có cành đâm ngang, lá có chất chua nên thường được dùng làm rau gia vị hoặc nấu canh chua, quả ăn được.

    Quả bứa

    Quả bứa

  4. Thời
    Cái giỏ cá (phương ngữ).
  5. Bẵng
    Bắc nồi lên bếp (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  6. Có bản chép: Đốt lửa đun sôi.
  7. Bát loa
    Loại bát nông, gần giống đĩa, vành rộng. Có nơi cũng gọi là bát ô tô.

    Bát loa

    Bát loa

  8. Nhất, nhị, tam... cửu, thập là các số đếm từ 1 đến 10 (từ Hán Việt).
  9. Hát trống quân
    Hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Hát trống quân ở mỗi địa phương có khác nhau về làn điệu, lối hát và thời điểm hát, nhưng đều mang một số điểm chung như: những người tham gia chia thành hai bên "hát xướng" và "hát đáp", lời ca thường mang tính ứng đối, sử dụng trống dẫn nhịp gọi là "trống thùng", giữa những câu đối đáp có đoạn ngừng gọi là "lưu không".

    Hát trống quân thường được tổ chức vào rằm tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, vào chiều tối, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với nhau hoặc với trai gái trong làng.

    Hát trống quân

    Hát trống quân

    Xem phóng sự Hát trống quân - Nét dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.

  10. Cót
    Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.

    Đan cót

    Đan cót

  11. Tương phùng
    Gặp nhau (từ Hán Việt).
  12. Tương tri
    Hiểu nhau, biết rõ lòng nhau (từ Hán Việt).
  13. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  14. Hát ví
    Lối hát giao duyên nam nữ phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh, xưa kia thường dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái.
  15. Lịch
    Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
  16. Văn nhân
    Người viết văn hoặc có kiến thức về văn học; người trí thức.

    Trông chừng thấy một văn nhân,
    Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.

    (Truyện Kiều)

  17. Ba sinh
    Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.

    Ví chăng duyên nợ ba sinh,
    Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?

    (Truyện Kiều)

  18. Hát huê tình
    Hay hát hoa tình, cũng gọi hát đối, hát giao duyên, hát ghẹo, lối hát mang âm hưởng hát ru pha với điệu hò, thường có đệm thêm những câu "em ôi," "bớ anh ơi," hay "này bạn mình ơi" v.v. Hát huê tình có nội dung chủ yếu là lời tán tỉnh, trêu ghẹo, ướm tình ý giữa đôi trai gái với nhau.
  19. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  20. Não nuột
    Buồn một cách thấm thía. Còn nói não nà .

    Nghe não nuột mấy dây buồn bực
    Dường than niềm tấm tức bấy lâu

    (Tì bà hành - Bạch Cư Dị, bản dịch của Phan Huy Thực)

  21. Rứa mà
    Thế mà (phương ngữ Trung Bộ).
  22. Nhất niên nhất lệ
    Mỗi năm (chỉ có) một lần.
  23. Hàm tiếu
    Nụ cười chúm chím (hàm nghĩa là ngậm trong mồm, tiếu là nụ cười).
  24. Trùm vạn
    Người đứng đầu một vạn.
  25. Tày
    Bằng (từ cổ).
  26. Khâm Thiên Giám
    Còn gọi là Tư Thiên Giám, một đài theo dõi thời tiết, nghiên cứu thiên văn, lịch pháp, tồn tại từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 19 tại khu vực hiện nay là phố Khâm Thiên, Hà Nội.
  27. Nhà trò
    Như ả đào, cô đầu, chỉ người phụ nữ làm nghề hát xướng (gọi là hát ả đào) ở các nhà chứa khách ngày trước. Thú chơi cô đầu thịnh hành nhất vào những năm thuộc Pháp và ở phía Bắc, với địa danh nổi nhất là phố Khâm Thiên. Ban đầu cô đầu chỉ chuyên hát, nhưng về sau thì nhiều người kiêm luôn bán dâm.
  28. Vào thời Pháp thuộc, phố Khâm Thiên nổi tiếng có nhiều dãy nhà cô đầu, được gọi là "xóm cô Đầu" hoặc "xóm Cầm Ca."