Hừng đông vừa sáng, cửa ván còn cài
Anh ra vô không đặng ngồi ngoài thở than
Biết chừng nào cho phượng gặp loan
Cho chàng gặp thiếp thở than đôi lời
Tìm kiếm "hưng vong"
-
-
Hùng hục như trâu húc gò mả
Hùng hục như trâu húc gò mả
-
Anh hùng bé, anh hùng khôn
-
Anh hùng thước lụa trao tay
Anh hùng thước lụa trao tay
Nước non một gánh vơi đầy ai hay -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Anh hùng phi ngựa thật nhanh
-
Gặp anh hùng xin hỏi anh hùng
– Gặp anh hùng xin hỏi anh hùng
Cầu chi đi mười hai tháng phân cho cùng thiếp nghe?
– Kim Liên, Thủy Tú, Vĩnh Điện cho chí Câu Lâu
Quảng Nam ta có mấy cái cầu dài thay!
Chỉ đi chưa tới nửa ngày
Lẽ mô có lẽ đi rày một năm?
Bạn hỏi ta, nghĩ lại cũng nhằm
Cầu chi đi mười hai tháng? Có cầu Giáp Năm đó bạn tề! -
Trai anh hùng năm thê bảy thiếp
-
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
-
Đằng đông hừng sáng mất rồi
-
Mưa từ Hùng Nhĩ mưa ra
-
Giơ tay em hứng sương trời
-
Thơ từ lão Húng
-
Chưa được thì hứng bằng rá
-
Nhạn còn náo nức hứng sương
-
Nói thì tỏ vẻ hung hăng
Nói thì tỏ vẻ hung hăng
Đến bữa tối trời không dám ra sân -
Mây ấp rú Xước hứng nước cho mau
-
Vác cày ra ruộng hừng đông
-
Ra vào làm bộ hung hăng
Ra vào làm bộ hung hăng
Xét ra mới biết là thằng dọn cơm -
Nhớ xưa đương thuở triều Hùng
-
Nước Nam có bốn gian hùng
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phụng loan
- Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượng và loan.
-
- Mã đáo thành công
- Cũng nói là Mã đáo công thành, thành ngữ Hán Việt có nghĩa đen là "thành công ngay khi ngựa vừa đến (chiến trường)," sau trở thành lời chúc thành công, may mắn.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Kim Liên
- Một địa danh trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, hiện nay thuộc địa phận quận Liên Chiểu, phía bắc thành phố Đà Nẵng.
-
- Cầu Thủy Tú
- Tên cây cầu bắc ngang qua sông Cu Đê, thuộc làng Thủy Tú (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng ngày nay).
-
- Vĩnh Điện
- Tên một cây cầu bắc ngang qua sông Vĩnh Điện, thuộc thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Câu Lâu
- Tên một cây cầu bắc ngang sông Chợ Củi ở thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Cầu được xây dựng thời Pháp thuộc, trong chiến tranh Việt Nam thì được xây dựng lại lần thứ hai. Đầu thế kỷ 21, cầu được xây dựng lại với quy mô lớn hơn, có 4 làn xe chạy.
Về tên cây cầu này, có một sự tích: Ngày xưa, ven sông Chợ Củi, có một đôi vợ chồng từ xa đến lập nghiệp. Ngày ngày, chồng đi câu cá đổi gạo, vợ ở nhà trồng rau, vun vén gia đình. Chỗ ngồi câu cá quen thuộc của người chồng là trên một tảng đá gần bờ sông. Một đêm nọ, có cơn nước lũ từ nguồn đột ngột đổ về, người chồng bị cuốn đi. Người vợ ở nhà, đợi mãi vẫn chẳng thấy chồng về, cứ bồng con thơ thẩn ra vào, miệng luôn lẩm bẩm: "Câu gì mà câu lâu thế!" Cuối cùng, sốt ruột quá, nàng bồng con ra sông để tìm chồng. Khi hiểu ra sự việc, nàng quỳ khóc nức nở rồi ôm con gieo mình xuống dòng nước. Dân làng cảm thương đôi vợ chồng nghèo chung tình, đặt tên cho cây cầu bắc qua sông Chợ Củi là cầu Câu Lâu.
Thật ra Câu Lâu là một địa danh gốc Champa, biến âm từ chữ Pulau có nghĩa là "hòn đảo."
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nhằm
- Đúng, ngay chỗ đó (phương ngữ miền Trung).
-
- Giáp Năm
- Tên một cây cầu ở xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).
-
- Trung trinh
- Trung thành và ngay thẳng.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Lã Bố
- Cũng gọi là Lữ Bố, tự là Phụng Tiên, một tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ở nước ta, Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, trong đó ông là một đại tướng vô cùng dũng mãnh, cưỡi ngựa Xích Thố, cầm phương thiên họa kích, có sức mạnh hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Ông cũng được mô tả là một người khôi ngô tuấn tú, sánh cùng đại mĩ nhân là Điêu Thuyền.
-
- Điêu Thuyền
- Một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví như "bế nguyệt" (khiến trăng xấu hổ phải giấu mình đi). Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Vương Doãn lập kế gả Điêu Thuyền cho Đổng Trác hòng li gián Trác với con nuôi là Lã Bố, kết cục Lã Bố giết Đổng Trác rồi sau lại bị Tào Tháo giết chết. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhân vật Điêu Thuyền trong lịch sử vẫn còn nhiều hoài nghi.
-
- Giã
- Như từ giã. Chào để rời đi xa.
-
- Hùng Nhĩ
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Làng Hùng Nhĩ và làng Bảo Vệ là cái nôi của hát ghẹo Phú Thọ. Các cụ kể: Ngày xưa, làng Hùng Nhĩ có nhiều rừng, nhiều gỗ quý nhưng ruộng đất xấu, trồng trọt thu hoạch kém. Làng Bảo Vệ nằm dọc theo sông Thao đất phì nhiêu lại không bị thú rừng phá nên luôn được mùa, nhưng không có rừng, thiếu gỗ làm nhà. Do vậy hai bên kết nghĩa giúp nhau. Hùng Nhĩ mất mùa, Bảo Vệ giúp tiền, giúp lúa. Bảo Vệ cần gỗ làm nhà, Hùng Nhĩ chọn gỗ quý gửi ra. Mối quan hệ giữa hai làng ngày càng gắn bó chặt chẽ. Nhân dân đi lại vui chơi, ca hát thành Hát Ghẹo (theo Người Phú Thọ).
-
- Bến Tuần Giáo
- Gọi tắt là bến Tuần, một bến đò thuộc xã Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.
-
- Sông Rân
- Tên một con sông chảy qua địa phận xã Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.
-
- Thị phi
- Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.
Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)
-
- Mụ Bồng
- Theo Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ, ca dao (Nguyễn Nghĩa Dân): Cô Bồng là vợ lẽ Hoàng Cao Khải, lợi dụng chồng làm quan to, xoay xở trở nên giàu có.
-
- Cô Hồng
- Theo Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ, ca dao (Nguyễn Nghĩa Dân): Cô Hồng tức Trần Thị Lan, lấy Tây, vì khéo giao thiệp nên gây được một dinh cơ đồ sộ.
-
- Bạch Thái Bưởi
- (1874 – 1932) Tên thật là Đỗ Thái Bửu, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Ông khởi nghiệp bằng nghề ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền, sau đó lấn dần sang kinh doanh trong các lĩnh vực gỗ, hàng hải, mỏ, văn hóa-in ấn... và đạt được nhiều thành công, trở nên rất giàu có. Riêng về hàng hải, ông khéo sử dụng tinh thần đồng bang, cổ vũ người Việt dùng hàng Việt, nhờ đó đánh bại sự cạnh tranh quyết liệt của người Hoa và người Pháp, trở thành "chúa sông Bắc Kỳ." Ngày 22/7/1932, ông mất vì một cơn đau tim.
Bạch Thái Bưởi được coi là một huyền thoại trong lịch sử doanh thương Việt Nam.
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Trực tiết
- Cái đốt cây tre thẳng (từ Hán Việt). Nghĩa bóng chỉ lòng ngay thẳng.
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Núi Xước
- Tên dãy núi ngăn cách hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, xưa kia rất nhiều thú dữ, có truông Đông Hồi ven biển nối giữa xã Hải Hà và Quỳnh Lập.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Nao
- Có cảm giác chao động nhẹ (về tình cảm).
-
- Vũ Ninh
- Tên một ngọn núi ở tỉnh Bắc Ninh, theo sự tích là quê của Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương). Thánh Gióng là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử), là người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước. Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra thời vua Hùng thứ 6 tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, do mẹ ông ướm chân vào một vết chân lớn trên đất về mang thai. Tuy lên ba nhưng Gióng không biết nói cười, đi đứng. Đến khi giặc Ân kéo đến bờ cõi, Gióng bỗng dưng cất tiếng gọi mẹ nhờ mời sứ giả của vua vào, đưa yêu sách đòi áo giáp, roi và ngựa sắt để đánh giặc. Chỉ trong mấy hôm, Gióng vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn, cưỡi ngựa sắt vua ban đánh giặc Ân tan tác. Đuổi đám tàn quân đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), Gióng cởi áo giáp, thả dao, cùng ngựa bay về trời.
-
- Bách Việt
- Từ chỉ các bộ tộc Việt cổ không bị Hán hóa hoặc chỉ bị Hán hóa một phần từng sống ở vùng đất mà ngày nay thuộc lãnh thổ phía nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam trong khoảng thời gian giữa thiên niên kỉ 1 TCN và thiên niên kỉ 1 sau CN (theo công trình nghiên cứu Định nghĩa Bách Việt của học giả William Meacham, xuất bản năm 1996, và các nguồn khác). Đây cũng là từ cổ chỉ vùng đất mà các dân tộc này đã sinh sống.
-
- Sơn hà
- Núi sông (từ Hán Việt). Từ cũ, nghĩa rộng dùng để chỉ đất nước.
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Lý Thường Kiệt)Dịch thơ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
-
- Thảo mãng
- Cỏ hoang (từ Hán Việt).
-
- Anh hài
- Trẻ con rất nhỏ (từ Hán Việt).
-
- Sóc Sơn
- Tên một huyện và cũng là tên một ngọn núi (còn gọi là núi Sóc, núi Mã, núi Dền hay núi Vệ Linh) ở phía Bắc thành phố Hà Nội. Theo truyền thuyết, đây là nơi sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng cởi áo giáp, bỏ lại roi và cùng ngựa sắt bay về trời. Núi Sóc trước kia thuộc địa phận Vĩnh Phúc, từ 1976 thuộc Hà Nội.
-
- Gian hùng
- Người có tài năng nhưng mưu mô quỷ quyệt, không từ thủ đoạn nào để đạt mục đích của mình.
-
- Nguyễn Văn Tường
- Một nhân vật lịch sử của nước ta vào cuối thế kỉ 19. Ông sinh năm 1824 tại Triệu Phong, Quảng Trị, làm quan đến chức phụ chính đại thần dưới triều Nguyễn, chủ trương đánh Pháp. Năm 1874, do tình thế bắt buộc, ông phải đại diện triều đình kí kết hòa ước Giáp Tuất, công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp. Năm 1884, ông cùng Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi lên ngôi. Năm 1885, trận Kinh thành Huế thất bại, ông cùng Tôn Thất Thuyết phò vua bôn tẩu khắp nơi. Sau ông về trở về hợp tác với Pháp, chịu nhiều nghi kị. Sau ông bị đày đi Tahiti và mất ở đó vào ngày 30/7/1886.
Từng có nhiều nhận xét khen chê của hậu thế về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Văn Tường, nhưng cho đến nay đã thống nhất: ông là người có công với dân tộc.
-
- Hoàng Kế Viêm
- Phò mã và danh tướng nhà Nguyễn, tên thật là Hoàng Tá Viêm, tự Nhật Trường, hiệu Tùng An, người làng Văn La, tổng Văn Đại, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông kết duyên với con gái thứ năm của vua Minh Mạng là công chúa Hương La, nhưng chẳng bao lâu thì vợ mất. Khi quân Pháp xâm chiếm nước ta, Hoàng Kế Viêm đứng về phe chủ chiến. Sau khi triều đình kí Hòa ước Giáp Thân (1884) với Pháp, vua Kiến Phúc đã ra lệnh cho Hoàng Kế Viêm lúc đó đang đóng ở Sơn Tây rút quân về Huế, nhưng ông không tuân lệnh, vẫn ở lại phối hợp với quân Thanh đánh Pháp. Mãi đến khi Sơn Tây và Hưng Hóa thất thủ, ông mới chịu về Huế, nhưng cương quyết không hợp tác với phe chủ hòa.
Năm 1884, ông được phong làm Thái tử Thiếu bảo, Cơ mật viện Đại thần. Chẳng bao lâu ông xin về trí sĩ nhưng không được, mãi đến đời vua Thành Thái, năm 1889, ông mới được nghỉ hưu, về quê sống đến khi mất (1909), thọ 89 tuổi. Hiện vẫn còn khá nhiều tranh cãi về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
-
- Ông Ích Khiêm
- Một danh tướng của nhà Nguyễn. Ông sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý (tức 25 tháng 1 năm 1829) tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quýt, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là khu vực Phong Lệ Bắc, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng). Vốn tính nghiêm khắc, nóng nảy đến mức ngang bướng, đời làm quan của ông có nhiều thăng trầm, nhiều lần bị cách chức rồi phục chức. Tháng 6 âm lịch năm 1884, vua Kiến Phúc mất đột ngột. Ông Ích Khiêm lúc ấy đang bị giam trong quân lao Bình Thuận, hay tin, liền nhịn đói luôn bốn ngày, viết di chúc rồi uống thuốc độc mất.
-
- Tôn Thất Thuyết
- Quan phụ chính đại thần của nhà Nguyễn, người đã cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp. Ông sinh năm ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tức 12 tháng 5 năm 1835 tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến cạnh Kinh thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế, làm quan đại thần trong triều Nguyễn. Khi Pháp xâm chiếm nước ta, ông thuộc phe chủ chiến. Tất cả những người có quan hệ mật thiết với Pháp đều bị ông tìm cách trừ khử. Cùng với Nguyễn Văn Tường, ông lần lượt phế bỏ các vua Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, để cuối cùng đưa Hàm Nghi lên ngôi. Sau thất bại ở trận Kinh thành Huế năm 1885, ông lưu lạc nhiều nơi, chủ trương cầu viện nhà Thanh đánh Pháp, nhưng những hoạt động của ông đều không mang lại kết quả. Ông mất tại Trung Quốc vào ngày 22 tháng 9 năm 1913.
Về cuộc đời Tôn Thất Thuyết, hiện nay có khá nhiều đánh giá trái ngược nhau. Một số học giả phê phán ông là phản thần, nghịch tặc vì đã liên tục phế vua, trong khi một số khác thì ca ngợi ông là một người nặng tấm lòng yêu nước.
-
- Võ phu
- Người chỉ có sức khoẻ, cậy khoẻ, thiếu trí tuệ.
-
- Đề Đức
- Tên một quan đề đốc của triều Nguyễn, có bản chú là Vũ Văn Đức, lại có bản chú là Nguyễn Đức. Hiện chưa tìm được thông tin cụ thể về nhân vật này.
-
- Trần Xuân Soạn
- Một vị tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, làm đến chức Đề đốc nên còn gọi là Đề Soạn. Đầu tháng 4 năm 1885, thời vua Hàm Nghi, ông cùng Tôn Thất Thuyết đánh Pháp đóng ở đồn Mang Cá trong trận Kinh thành Huế. Sau khi thất bại, ông lãnh nhiệm vụ tổ chức phong trào Cần vương ở Thanh Hóa. Ít lâu sau, ông sang Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc) gặp Tôn Thất Thuyết để bàn chuyện xin viện trợ và tổ chức lại lực lượng, nhưng rồi bị mắc kẹt luôn ở bên đó. Ở Long Châu, được sự giúp đỡ của một số sĩ phu Hoa Nam, ông đã tổ chức được mấy toán quân, và nhiều lần về hoạt động ở biên giới, nhưng tất cả đều không thành công. Năm Quý Hợi (1923), Trần Xuân Soạn mất tại Long Châu, thọ 74 tuổi.