Ai về ngoài Bắc, cho em gởi một cắc
Mua bộ chén chung nhỏ bịt bạc
Mua bộ chén chung lớn bịt vàng
Một sợi chỉ xanh, một sợi chỉ đỏ
Em xỏ lộn một sợi chỉ vàng
Rượu lưu ly em rót để hai hàng
Đền ơn cha mẹ sinh thành ra em
Tìm kiếm "cha"
-
-
Trèo lên cây trắc ngắt lá đinh lăng
Trèo lên cây trắc ngắt lá đinh lăng
Dòm xuống thấy có chữ rằng:
“Họa phước vô môn”
Trai khôn khó kiếm, gái khôn khó tìm
Ngó lên trăng khuyết lưỡi liềm
Muốn vô gá nghĩa, sợ nỗi niềm mẹ cha.Dị bản
Chữ rằng “Họa phước vô môn”
Sang giàu dễ kiếm, người khôn khó tìm
-
Lưỡi câu anh uốn đã vừa
-
Ông Tơ đành vấn Bà Nguyệt đành vương
-
Sểnh nạ, quạ tha
-
Ai về tôi gửi đôi giày
-
Tay anh cầm chai rượu buồng cau
Tay anh cầm chai rượu buồng cau
Đi ngả đàng sau, thầy mẹ chê khó
Đi đàng cửa ngõ, chú bác chê nghèo
Nhằm chừng duyên nợ cheo leọ
Sóng to thuyền nặng không biết chống chèo có qua khôngDị bản
-
Mẹ em tham ruộng đầu cầu
-
Em muộn chồng tại số đào hoa
Em muộn chồng tại số đào hoa
Anh mà muộn vợ tại mẹ cha không tiềnDị bản
Muộn chồng tại số sinh ra
Muộn vợ tại mẹ tại cha không tiền
-
Rượu lưu ly chân quỳ tay rót
Rượu lưu ly chân quỳ tay rót
Cha mẹ uống rồi dời gót theo anh. -
Chim trên rừng con bay, con nhảy
Chim trên rừng con bay, con nhảy
Cá dưới nước con lội, con trừng
Anh thương em cha mẹ biểu đừng
Ruột em nó đứt chín mười từng anh ơi! -
Chữ rằng “Thiên võng khôi khôi”
– Chữ rằng “Thiên võng khôi khôi
Sơ nhi bất lậu” lưới trời bủa giăng
Xa xôi chưa kịp nói năng
Từ qua đến bậu như trăng xế chiều
Thân em như tấm lụa điều
Phất phơ trước chợ nhiều điều đáng thương
Dốc lòng trồng cửu lý hương
Ba năm hai lá, người thương giã đầu … -
Cơm ăn thất thểu ít nhiều
Cơm ăn thất thểu ít nhiều
Cảm thương cha mẹ nhớ điều vợ con
Đường trường cách trở nước non
Mẹ già đầu bạc thiếp còn xuân xanh -
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Phụ mẫu bên em kén rể đông sàng
Áo màu nu tra bộ nút vàng
Dù xa nhau đi nữa cũng để đàng xuống lênDị bản
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Phụ mẫu bên em kén rể đông sàng
Hai bên hai lưỡi gươm vàng
Chết thời chịu chết, xa chàng không xa
-
Cha mẹ đành, em phải đành theo
Cha mẹ đành, em phải đành theo
Tàu đồng đang chạy, thả neo khó ngừng -
Cha mẹ em nghèo trồng dây bí đèo
-
Một lo đứng cửa trông ra
Một lo đứng cửa trông ra
Hai lo đi lấy chồng xa nước người
Ba lo sợ chị em cười
Bốn lo đi ngược về xuôi sao đành
Năm lo lúc tử lúc sinh
Sáu lo con cái một mình đường xa
Bảy lo còn chút mẹ già ai nuôi
Chín lo em thiệt cả mười
Để em kiếm lối tìm nơi đi về -
Nước lên cho cá lên theo
Nước lên cho cá lên theo
Hai bên cha mẹ đói nghèo cả haiDị bản
-
Vè thằng nhác
Lẳng lặng mà nghe
Cái vè thằng nhác
Trời đà phó thác
Tính khí anh ta
Buổi còn mẹ cha
Theo đòi thư sự
Cho đi học chữ
“Nhiều chữ ai vay?”
Cho đi học cày
Rằng “Nghề ở đợ!”
Cho đi học thợ
Nói “Nghề ấy buồn”
Cho đi tập buôn
“Ấy nghề ngồi chợ!” … -
Con cò bay bổng bay la
Chú thích
-
- Chung
- Chén nhỏ dùng khi uống rượu hoặc trà. Cũng nói chung thỉ (người Nam Bộ phát âm chữ thủy thành thỉ).
-
- Rượu lưu ly
- Rượu tiễn. Rượu người con gái rót mời cha mẹ uống trong lễ đón dâu, trước khi về nhà chồng thường được gọi là rượu lưu ly.
-
- Sinh thành
- Sinh ra và nuôi nấng, dạy dỗ cho thành người (từ Hán Việt).
-
- Trắc
- Loại cây lớn, cho gỗ quý, thường dùng để làm đồ thủ công mĩ nghệ, chạm khảm...
-
- Đinh lăng
- Còn có tên là cây gỏi cá, một loài cây nhỏ thường được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Ngoài ra, lá đinh lăng cũng là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn rất ngon như gỏi cá, bánh xèo, bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc...
-
- Họa phúc vô môn
- Trích từ một câu trong sách Minh Tâm Bửu Giám "Họa phúc vô môn, duy nhân tự chiêu" (chuyện lành chuyện dữ đều không có cửa đến, mà chỉ do người tự chuốc lấy).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Kén lừa
- Kén chọn.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Sểnh
- Đồng nghĩa với sổng, nghĩa là để thoát khỏi, để mất đi cái mình đã nắm được hoặc coi như đã nắm được.
-
- Nạ
- Mẹ. Theo học giả An Chi, đây là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn từ chữ 女 (nữ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nậy
- Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Và
- Vài.
-
- Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu
- Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cửu lý hương
- Tên chung của một số loài cây có mùi thơm rất mạnh, thường được trồng vừa làm cây cảnh vừa làm thuốc.
-
- Gia thế
- Thế lực, tầm ảnh hưởng của một gia đình.
-
- Đông sàng
- Cái giường ở phía Đông. Thời nhà Tấn ở Trung Quốc, quan thái úy Khích Giám muốn lấy chồng cho con gái mình, liền sai người qua nhà Vương Đạo có nhiều con cháu để kén rể. Các cậu con trai nghe tin, ra sức ganh đua nhau, chỉ có một người cứ bình thản nằm ngửa mà ăn bánh trên chiếc giường ở phía đông. Người ta trở về nói lại, ông khen "Ấy chính là rể tốt" và gả con cho. Người con trai ấy chính là danh nhân Vương Hi Chi, nhà thư pháp nổi danh bậc nhất Trung Quốc, được mệnh danh là Thư thánh. Chữ đông sàng vì vậy chỉ việc kén rể giỏi giang.
-
- Nu
- Nâu (phương ngữ).
-
- Đèo
- Nhỏ, èo uột (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xích
- Gần, sát (phương ngữ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Trọng
- Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
-
- Hèo
- Một loại cây thuộc họ cau, thân thẳng có nhiều đốt, thường dùng làm gậy. Gậy làm bằng thân cây hèo cũng được gọi là hèo.
-
- Thư sự
- Chuyện sách vở, học hành (chữ Hán).
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…