Ca dao Mẹ

  • Tay anh cầm chai rượu buồng cau

    Tay anh cầm chai rượu buồng cau
    Đi ngả đàng sau, thầy mẹ chê khó
    Đi đàng cửa ngõ, chú bác chê nghèo
    Nhằm chừng duyên nợ cheo leọ
    Sóng to thuyền nặng không biết chống chèo có qua không

    Dị bản

    • Một tay anh cầm chai rượu
      Một tay anh xách buồng cau
      Đi ngõ sau cha mẹ chê anh khó
      Đi ngã trước chú bác nói anh nghèo
      Nhắm chừng duyên nợ cheo leo
      Sợ nước to sóng nậy, liệu có chống chèo chi được không?

  • Bình luận

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  2. Nậy
    Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  3. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  4. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  5. Huê
    Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
  6. Vân vi
    Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
  7. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  8. Với. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
  9. Cắm thẻ ruộng
    Cắm thẻ để nhận và xác định chủ quyền của một mảnh ruộng.
  10. Cắm nêu ruộng
    Cắm cây nêu để báo cho mọi người biết là ruộng đang bị tranh chấp hay bị thiếu thuế, không ai được mua lúa, gặt hái.
  11. Vông đồng
    Loài cây tỏa cành rộng, tạo nhiều bóng mát, thân có nhiều gai, cành xốp dễ gãy đổ khi gặp gió lớn. Hoa màu đỏ, hoa đực mọc thành chùm dài, hoa cái mọc đơn độc tại các nách lá. Quả vông đồng thuộc dạng quả nang, khi khô sẽ nứt ra thành nhiều mảnh, tạo ra tiếng nổ lách tách.

    Cây vông đồng

    Cây vông đồng

    Hoa, lá, và quả vông đồng

    Hoa, lá, và quả vông đồng

  12. Này (phương ngữ Trung Bộ).
  13. Bạn vàng
    Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
  14. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  15. Tháng ba thì giá vải rẻ, mua về bán sẽ dễ có lời.
  16. Nhà ngói, cây mít
    Nhà lợp ngói thì bền, ít phải sửa chữa, cây mít thì trồng một lần được ăn quả nhiều lần. Chỉ nhà giàu có, có cơ sở vững chắc.
  17. Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định
    Bốn người được cho là giàu nhất Sài Gòn (cũng như cả Nam Kỳ lục tỉnh và toàn cõi Đông Dương) vào cuối thể kỉ 19, đầu thế kỉ 20:

    - Huyện Sỹ: Tên thật là Lê Phát Đạt (1841-1900), tên khai sinh là Lê Nhứt Sỹ, quê ở Long An. Ông là ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại.
    - Tổng đốc Phương: Tên thật là Đỗ Hữu Phương (1841-1914), một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp.
    - Bá hộ Xường: Tên thật là Lý Tường Quan (1842-1896), người gốc Hoa.
    - Bá hộ Định: Tên thật là Trần Hữu Định, làm hộ trưởng ở Chợ Lớn.

    Về vị trí thứ 4, câu này có một số dị bản: tứ Trạch (Trần Trinh Trạch, dân gian còn gọi là Hội đồng Trạch), tứ Hỏa (Hui Bon Hoa hay Huỳnh Văn Hoa, dân gian còn gọi là chú Hỏa) hoặc tứ Bưởi (Bạch Thái Bưởi).

  18. Mồ côi.
  19. Khó nhịn lời, côi nhịn lẽ
    “Người nghèo khổ thì phải nhịn không dám cãi lại người ta vì mình không có tiền; trẻ mồ côi thì phải nhịn, không dám tranh lấy phải mà đành phải chịu rằng mình trái lẽ, vì không có thế lực.” (Tục ngữ lược giải – Lê Văn Hòe)