Tìm kiếm "cha"

Chú thích

  1. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  2. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  3. Có bản chép: Sinh ra.
  4. Nghì
    Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
  5. Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.

    Sàng và rá

    Sàng và rá

  6. Đẹn
    Mụt nóng hay mọc trong miệng con nít mới sinh.
  7. Sài
    Ghẻ chốc mọc trên đầu con nít.
  8. Sẩy
    Chết. Từ này có lẽ có gốc từ cách người Hoa gốc Quảng Đông phát âm chữ tử.
  9. Vuông tròn
    Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.
  10. Long
    Lỏng ra, rời ra.
  11. Thảo ngay
    Ngay thẳng thảo thuận, có hiếu với cha mẹ.
  12. Luống
    Uổng phí, để mất (từ cổ).

    Tôi viết chiều nay, chiều tưởng vọng
    Làm thơ mình lại tặng riêng mình
    Sông trôi luống gợi dòng vô hạn
    Biền biệt ngày xanh xa ngày xanh

    (Trắc ẩn - Quang Dũng)

  13. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  14. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  15. U
    Tiếng gọi mẹ ở một số vùng quê Bắc Bộ.
  16. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  17. Vợ lẽ
    Vợ hai, vợ thứ.
  18. Lọc lừa
    Chọn đi lọc lại (cũng nói là "lừa lọc", trong đó "lừa" do từ "lựa" đọc trại đi).

    Bây giờ gương vỡ lại lành,
    Khuôn thiêng lừa lọc, đã đành có nơi.

    (Truyện Kiều)

  19. Tiền
    Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
  20. Tự tung tự tác
    Tự cho phép mình làm việc, hành động một cách vô tổ chức, mất trật tự.
  21. Mai dong
    Người làm mai, được xem là dẫn (dong) mối để trai gái đến với nhau trong việc hôn nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  22. Vại
    Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu, để đựng nước hoặc mắm.

    Vại nước

    Vại nước

  23. Chĩnh
    Đồ đựng bằng sành hoặc đất nung, miệng hơi thu lại, đáy thót, nhỏ hơn chum. Xem thêm Cái chum
  24. Cao lương mĩ vị
    Món ăn ngon và quý nói chung (chữ Hán).
  25. Lụy
    Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
  26. Sơn
    Núi (từ Hán Việt).
  27. Thủy
    Nước (từ Hán Việt), cũng chỉ sông nước.
  28. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  29. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  30. Chun lòn
    Chun: chui. Lòn: luồn (cả hai đều là phương ngữ Trung và Nam Bộ).