Tìm kiếm "Ông huyện"

Chú thích

  1. Bây lớn
    Chỉ lớn chừng này (phương ngữ Trung Bộ).
  2. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  3. Loang toàng
    Như luông tuồng. Lung tung, bừa bãi, không biết giữ gìn.
  4. Giữ giàng
    Như giữ gìn.
  5. Cúc tần
    Cũng gọi là cây lức, một loại cây bụi mọc hoang, cũng được trồng làm hàng rào hoặc làm thuốc. Trong các bài thuốc dân gian, cây và lá cúc tần được dùng để chữa lao lực, chữa ho, đau đầu... Lá cây còn dùng để nấu một số món ăn và nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh.

    Cây cúc tần

    Cây cúc tần

  6. Vượt cạn
    Chỉ việc sinh nở.
  7. Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
  8. Đàn ông bán nhà, đàn bà bán lợn
    Mỗi người có một sở trường, một khả năng riêng.
  9. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Xâu
    Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
  11. Mao
    Một cách gọi của hào.
  12. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  13. Cho tinh thần
    Cách nói của người miền Trung, có thể hiểu thành “cho lên tinh thần, cho (có vẻ) mạnh mẽ.”
  14. Trất
    Quách (phương ngữ Trung Bộ).
  15. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  16. Ăn ong
    Khai thác mật, sáp và nhộng ong bằng cách đốt bùi nhùi hun khói cho ong bay ra rồi cắt lấy tổ ong. Ở vùng Tây Nam Bộ, nhất là vùng rừng Cà Mau, có những người làm nghề ăn ong, gọi là "thợ ăn ong." Đọc thêm: Mùa ăn ong.

    Một người đang thổi khói vào tổ ong

    Ăn ong

  17. Đái đầu ông Xá
    Theo Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huỳnh Tịnh Của:

    Quen thói dể ngươi. Tích nói ông Xá là một vì quan hiền lành, thường đi việc quan, qua lại dưới cội cây, có đứa thiểu niên trèo lên ngọn cây, mà đái xuống đầu ông ấy, ông ấy không nói gì; đứa thiểu niên đặng mợi cứ đái hoài, chẳng ngờ đụng nhằm ông quan khác dữ, liền bắt nó mà chém đi.

  18. Xống
    Váy (từ cổ).
  19. Cống
    Học vị dành cho những người thi đỗ khoa thi Hương dưới chế độ phong kiến.

    Nào có ra gì cái chữ Nho
    Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co

    (Chữ Nho - Tú Xương)

  20. Khoa trường
    Khoa cử và trường thi, chỉ việc thi cử nói chung.
  21. Lang
    Cách gọi cũ của người làm nghề thầy thuốc, thường là Đông y.
  22. Mía mưng
    Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.