Tìm kiếm "thách cưới, cheo"
-
-
Cơm no bò cưỡi
Cơm no bò cưỡi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hong hóng như lồn chực cưới
Hong hóng như lồn chực cưới
-
Người ngay mắc nạn kẻ gian vui cười
Người ngay mắc nạn kẻ gian vui cười
-
Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm
-
Con dân cầm đòn, con quan cưỡi ngựa
-
Cơm vừa chín tới, như vợ mới cưới về
Cơm vừa chín tới, như vợ mới cưới về
Dị bản
Cơm chín tới, vợ mới về
-
Người ta bắt chạch đằng đầu
-
Nghĩ rằng em đã có chồng rồi
Nghĩ rằng em đã có chồng rồi,
Sao em chưa có, đứng ngồi vân vi?
– Ôi thầy mẹ ơi, cấm đoán con chi!
Mười lăm mười tám, sao chẳng cho đi lấy chồng?
Ôi ông trời ơi, ông ở bất công,
Người ta có cả, sao tôi không có gì?
Một mai quá lứa, nhỡ thì,
Tuổi già kéo đến còn gì là xuân!
Đêm nằm vuốt bụng khấn thầm,
Xin ông thí bỏ một chồng cho xong.
Rồi tôi sẽ tạ ơn ông,
Con bò to béo, cho xứng với anh chồng béo to!Dị bản
Anh nghĩ rằng em đã có chồng rồi,
Sao em chưa có, đứng ngồi vân vi?
– Ôi thầy mẹ ơi, cấm đoán em chi!
Mười lăm mười tám, sao chưa cho đi lấy chồng?
Ới ông trời ơi, sao ông ở không công?
Người ta có cả, sao tôi không có gì?
Duyên em đã lỡ, em trách ông Tơ Hồng sao ông khéo trêu ngươi
Cứ đêm đêm tôi nằm, tôi vuốt bụng, tôi gọi Trời,
Xin ông thí bỏ cho tôi chút chồng.
Tôi về làm lễ tế ông,
Mổ con bò béo, ông cho tôi lấy anh chồng cho nó to,
Bõ công ôi đi mượn chú lái mổ bò.
-
Cây đa trốc gốc, thợ mộc đương cưa
Cây đa trốc gốc, thợ mộc đương cưa
Anh với em bề ngang cũng xứng, bề đứng cũng vừa
Bởi tại cha với mẹ kén lừa sui giaDị bản
-
Tôi là con gái bán dưa
-
Không trơn mà trượt mới tài
Không trơn mà trượt mới tài
Không chồng mà đẻ con trai mới tình
Nâng lên đặt xuống một mình
Than rằng: con ở trong mình mẹ ra
Có con mà chẳng có cha
Lòng mẹ chua xót người ta chê cười
Bởi vì mẹ cợt mẹ cười
Cho nên mẹ đẻ mẹ nuôi một mình -
Đờn độc huyền nhỏ tiếng kêu thanh
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thấy anh chúm chím miệng cười
-
Gà ba tháng vừa ăn
Gà ba tháng vừa ăn
Ngựa ba năm vừa cưỡi -
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối -
Trai bất tài chưa làm đã hỏi
Trai bất tài chưa làm đã hỏi
Gái vô duyên chưa nói đã cười -
Còn duyên chửa nói đã cười
Còn duyên chửa nói đã cười
Hết duyên gọi chín mười lời chả thưaDị bản
Vô duyên chưa nói đã cười,
Có duyên, gọi chín mười lời không thưa.
-
Trăng rằm mười sáu trăng thanh
-
Ớ này em ơi! Em nghe cho kỹ
Ớ này em ơi! Em nghe cho kỹ
Xưa nay gái chẳng cưới chồng, trai không ở goá
Đoái thấy nàng xinh đà quá xinh
Buông lời vừa vỗ vế non
Nếu như nàng lo việc cháu con
Thời sao không kiếm nơỉ trao thân gửi thế
Trên đời bá công bá nghệ, dưới lại là tứ thứ tứ dân
Làm người sao khỏi chữ lương nhân
Mà nàng chịu để phòng không ở goá?
Sách có chữ rằng “phụ nhơn nan hoá”, ít kẻ yêu vì
Cho nên lấy phải phải luận phải suy, phải xem trong lóng đục
Đây đã phải thời phải lúc
Hay nàng còn cúc dục cù lao?
Để cho anh ngẩn ngơ ra vào
Thầm yêu trộm nhớ, dạ nào em bỏ anh!
Chú thích
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Sương muối
- Còn gọi là sương giá, hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất và bề mặt cây cỏ. Sương muối thường gặp ở các vùng cao miền Bắc vào những mùa đông rét, rất có hại với cây trồng và vật nuôi.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Đòn
- Vật thấp được đẽo bằng gỗ hoặc bằng tre, dùng để ngồi. Đòn thường thấy ở làng quê ngày trước.
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Kén lừa
- Kén chọn.
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Đoái
- Nghĩ tới, nhớ tới.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Bá công bá nghệ
- Trăm thợ trăm nghề (thành ngữ Hán Việt).
-
- Tứ thứ tứ dân
- Bốn hạng dân trong xã hội ngày xưa, theo thứ tự từ cao đến thấp là: sĩ (người có học), nông (người làm nông), công (người làm các nghề thợ), thương (người buôn bán).
-
- Lương nhân
- Danh xưng phụ nữ gọi chồng (Hán Việt).
-
- Phụ nhơn nan hóa
- Đàn bà khó dạy. Cụm từ này ngày xưa hay được dùng để chê bai người phụ nữ.
-
- Lắng
- Để yên cho cấn, bã chìm xuống đáy. Cũng gọi là lóng.
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.