Mua thịt thì chọn miếng mông
Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi
Tìm kiếm "mưa giăng"
-
-
Thân em như cải mùa đông
-
Thâm đông thì mưa
-
Én bay thấp mưa ngập bờ ao
Én bay thấp mưa ngập bờ ao
Én bay cao mưa rào lại tạnh -
Trời mưa bong bóng phập phồng
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?
Chẳng thà ăn sắn ăn khoai
Không ở dượng ghẻ om tai láng giềngDị bản
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?
– Con đói thì con ăn khoai
Con đừng khóc nữa, điếc tai láng giềng!
-
Quạ tắm thì nắng, sáo tắm thì mưa
Dị bản
-
Trời mưa cho ướt lá bầu
Trời mưa cho ướt lá bầu
Vì ai nên phải đi hầu chàng ơi
Nhà vua cho lính về đòi
Đồn rằng chàng trẩy hai mươi tháng này
Tiền gạo em xếp đã dày
Đồ nai, áo nịt, quần, giày, thắt lưng
Đồn rằng chàng trẩy hay đừng
Ở nhà công việc nửa mừng nửa lo … -
Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa
Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa
Dị bản
Vàng trời thì gió, đỏ trời thì mưa
-
Mọi nơi đi gặt lúa mùa
-
Xe ngựa lướt bụi tuôn bờ
-
Tháng giêng chân bước đi cày
Tháng giêng chân bước đi cày
Tháng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng
Thuận mưa lúa tốt đằng đằng
Tháng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà. -
Em nghiêng tai được gió
-
Mai mưa, trưa nắng, chiều nồm
Dị bản
Sớm mưa, trưa nắng, chiều nồm
Cười đó khóc đó một mồm mà ra
-
Con gà cục tác lá chanh
-
Tò he cụ bán mấy đồng
Tò he cụ bán mấy đồng
Tôi mua một chiếc cho chồng tôi chơi
Chồng tôi đánh vỡ đánh rơi
Tôi mua cái mới tôi chơi một mìnhDị bản
Tò he cụ bán mấy đồng
Con mua một chiếc cho chồng con chơi
Chồng con đánh hỏng thì thôi
Con mua chiếc khác con chơi một mình
-
Con nghé nhà ta
-
Trời mưa lác đác ruộng dâu
-
Khó thay công việc nhà quê
Khó thay công việc nhà quê
Quanh năm khó nhọc dám hề khoan thai
Tháng chạp thì mắc trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư bắc mạ thuận hòa mọi nơi
Tháng năm gặt hái vừa rồi
Bước sang tháng sáu lúa trôi đầy đồng
Nhà nhà vợ vợ chồng chồng
Đi làm ngoài đồng sá kể sớm trưa
Tháng sáu tháng bảy khi vừa
Vun trồng giống lúa bỏ chừa cỏ tranh
Tháng tám lúa giỗ đã đành
Tháng mười cắt hái cho nhanh kịp người
Khó khăn làm mấy tháng trời
Lại còn mưa nắng thất thời khổ trông
Cắt rồi nộp thuế nhà công
Từ rày mới được yên lòng ấm no. -
Giường này ai trải chiếu đây
Giường này ai trải chiếu đây
Đêm qua không ngủ, đêm nay không nằm
Một chăn đắp chẳng kín chân
Hai chăn đắp để muôn phần xót xa
Ba chăn thương nhớ cả ba
Hay là mình đã năm ba tớ thầy
Hay là mình giận ta đây
Mình cho ta biết một giây kẻo sầu
Tin đi mối lại đã lâu
Mình về lấy vợ để sầu cho ta
Càng nom thì bóng càng xa
Chàng về lấy vợ cho ta lấy chồng
Đố ai khuyên gió bóng thông
Đố ai xúi giục cho rồng phun mưa
Ruột tằm bối rối vò tơ
Tay khoan tay rẽ cho thưa mối sầu. -
Trách trời phân rẽ tóc tơ
Chú thích
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- Rau dừa
- Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.
-
- Om
- To tiếng, ồn ào, gây cảm giác khó chịu.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Diều hâu
- Loài chim dữ, mỏ quặp, có thị lực rất sắc bén, hay bắt gà, chuột, rắn.
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- La Sơn
- Tên một xã thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam hiện nay. Xã La Sơn là một vùng đồng chiêm trũng.
-
- Thốt nốt
- Loại cây thuộc họ cau, mọc nhiều ở các tỉnh khu vực Nam Bộ giáp với Campuchia. Tên gọi thốt nốt trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Khmer th'not. Dịch ngọt từ các bông mo non của thốt nốt được cô đặc để sản xuất một loại đường thô gọi là đường thốt nốt, có vị ngọt thanh.
-
- Bánh trôi nước
- Một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, hình tròn, nhân đường phèn, trên rắc vừng hoặc sợi dừa nạo. Bánh trôi cùng với bánh chay thường được ăn trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ở miền Nam có một món ăn tương tự là chè trôi nước (cũng gọi là chè xôi nước), nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa.
-
- Trong trào ngoài quận
- Cả trong triều đình và các quận ngoài, ý nói khắp mọi nơi. Còn nói nội triều ngoài quận.
-
- Sở Khanh
- Tên một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều. Vốn là một gã ăn chơi, Sở Khanh đã lừa Thúy Kiều rằng y thật lòng yêu thương và muốn cứu nàng khỏi chốn lầu xanh, nhưng cuối cùng lại "quất ngựa truy phong." Cái tên Sở Khanh ngày nay thường được dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa những người con gái nhẹ dạ.
-
- Đàng điếm
- Cũng viết là điếm đàng, nghĩa đen là người lang thang ngoài đường (đàng) trong quán (điếm), hiểu rộng là những kẻ "hay phỉnh phờ, lường gạt, thường hiểu là đứa hay ngồi lều ngồi chợ hay toa rập làm điều gian lận" (Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Tơ mành
- Dây tơ mỏng, chỉ tình yêu vương vấn của đôi trai gái (xem thêm chú thích Ông Tơ Nguyệt). Khi dệt lụa, tơ mành là sợi ngang, mỏng manh hơn sợi dọc.
Cho hay là thói hữu tình
Đố ai dứt mối tơ mành cho xong
(Truyện Kiều)
-
- Ba đào
- Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
-
- Mai
- Buổi sáng.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Tò he
- Một loại đồ chơi dân gian phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tò he được làm bằng bột, ban đầu dùng để cúng lễ, thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá (nên cũng gọi là con giống hay con bánh)... hoặc nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... Sau này, tò he được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha. Cái tên tò he có lẽ bắt nguồn từ tiếng thổi kèn. Màu sắc của tò he có nguồn gốc từ tự nhiên: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ hoặc dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng...
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Thúng
- Dụng cụ để chứa, đựng, hay đong các loại nông, thủy, hải sản. Thúng thường được đan bằng tre, hình chén, miệng tròn hoặc hơi vuông, lòng sâu, có khi sâu tới nửa mét, đường kính khá lớn, khoảng từ 45 cm (thúng con) đến 55 cm (thúng cái). Vành miệng thúng có dây mây nức vành.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Lầm than
- Lầm có nghĩa là bùn nhão ở đáy ao, hồ... Lầm than vì vậy có nghĩa gốc là những thứ bẩn thỉu nói chung, từ đó có nghĩa rộng (phổ biến) hiện nay là sự cực khổ, vất vả của người lao động, giai cấp bị trị - tương đương với chữ đồ thán trong tiếng Hán.
-
- Tân khổ
- Cay đắng, khổ sở (từ Hán Việt, thường dùng trong văn chương cổ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Dương gian
- Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)