Trăng lên đỉnh núi trăng tà
Mình yêu ta thực hay là yêu chơi?
Trăng lên đỉnh núi trăng ngời
Yêu thời yêu thực, yêu chơi làm gì?
Tìm kiếm "lúa"
-
-
Bồng bồng mà nấu canh tôm
-
Cá lên trên thớt hết nhớt, con cá khô
Cá lên trên thớt hết nhớt, con cá khô
Gặp gái không ghẹo trai khờ, gái chê -
Cá nằm trong chậu xòe đuôi
-
Cách nhau một bức rào thưa
-
Cảm ơn bông súng, củ co
-
Củ co, bông súng, rau tràng
-
Đói lòng đi móc củ co
Đói lòng đi móc củ co
Thấy em hết gạo anh cho một nồi -
Con chim đậu dựa cành dâu
Dị bản
-
Trách trời sao vội mưa giông
Trách trời sao vội mưa giông,
Trách em sao vội lấy chồng bỏ anh. -
Thất tình nước mắt như mưa
Thất tình nước mắt như mưa
Thấu trời, thấu đất nhưng chưa thấu lòng. -
Vò thì vò đỗ, vò vừng
Vò thì vò đỗ, vò vừng,
Như đây với đó xin đừng vò nhau. -
Cá rô ẩn bóng chân trâu
-
Chiều chiều ra đứng vườn cà
-
Cóc nghiến răng còn động lòng trời
Cóc nghiến răng còn động lòng trời
Em nói hết lời anh chẳng chịu nghe -
Thương sao thương quá bất nhơn
-
Cây da trước miễu ai biểu cây da tàn
Dị bản
Cây đa cũ, con yến rũ, cây đa tàn
Bao nhiêu lá rụng thương nàng bấy nhiêu
-
Chiều chiều gọt mướp nấu canh
-
Ba phen lên ngựa mà về
Ba phen lên ngựa mà về
Cầm cương níu lại xin đề bài thơ
Bài thơ ba bốn câu thơ
Câu đợi, câu chờ, câu nhớ, câu thương -
Dao phay cứa cổ, máu đổ không màng
Chú thích
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Bồng bồng
- Bồng khoai, có nơi gọi là dải khoai, ngó khoai - một phần mọc ra từ rễ của cây khoai ngứa (giống khoai thường trồng dưới nước, ven bờ ao hồ, để lấy thân và lá nấu cám cho lợn ăn). Khi dùng bồng bồng để nấu canh cho người ăn, trước hết phải ngắt ra từng đoạn ngắn rồi ngâm nước muối cho hết ngứa.
-
- Bển
- Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Súng
- Loài cây sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng... Bông súng có lá tròn giống lá sen, phía trên màu xanh, phía dưới mầu hồng nhạt, gắn liền cọng với cuống. Hoa to, màu xanh nhạt, trắng hay hồng, có bốn lá đài. Củ súng nằm bồng bềnh trên mặt nước, ăn được.
-
- Củ co
- Loại cây sống dưới nước thường mọc nơi bưng biền vào mùa mưa, nhiều nhất là vùng Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng… Cây có hình dáng giống như bông súng. Dây nhỏ hơn đầu mút đũa, lá bằng cỡ miệng chén, tròn, màu xanh nhạt ửng hồng, nổi trên mặt nước. Củ co nhỏ cỡ hột mít, củ lớn cỡ hột sầu riêng, da đen, xù xì. Củ co nấu chín, lột vỏ, lộ ra lớp thịt màu vàng sậm, ăn có vị bùi, hơi ngậy. Củ co có nhiều nhất từ tháng giêng đến tháng tư, còn mùa nước nổi rất ít.
-
- Rau tràng
- Loại rau lá nhỏ, cọng dài, cánh hoa màu trắng hay vàng nhạt, tước vỏ ăn rất giòn, gặp nhiều trong mùa nước nổi hay những chỗ sâu ngập lụt.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Bất nhơn
- Bất nhân (cách nói của miền Trung và miền Nam), không có tính người, tàn ác. Từ này cũng được dùng với mục đích than vãn, ta thán.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lợi
- Lại (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Dao phay
- Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.