Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Lộn chồng
    Bỏ chồng theo trai (từ cũ).
  2. Gàu
    Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  3. Thẳng ruột ngựa
    Tính tình thẳng thắn, cương trực, nói không kiêng nể. Về nguồn gốc của phương ngữ này, PGS TS Phạm Văn Tình cho rằng: Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 25-35cm. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Dư trong Ngựa và Thẳng ruột ngựa lại có một giả thuyết khác, theo đó "ngựa" là một cách chỉ gái điếm, và "Thẳng ruột ngựa" thật ra là một cách nói trào phúng, tương tự như câu "Thật thà như lái trâu."
  4. Khẳm
    Đầy đủ (từ cũ).
  5. Trợt
    Trượt (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  6. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  7. Bồ Đề
    Tên một bến nước xưa thuộc làng Phú Viên (tức Bồ Đề) ở ven sông Hồng về phía Gia Lâm. Cuối năm 1426, Lê Lợi đem quân từ Lam Sơn (Thanh Hóa) ra đánh quân Minh, đã đóng quân ở đây để vây thành Đông Quan (tên thành Hà Nội thời quân Minh đô hộ). Ở đây có hai cây bồ đề lớn, nay không còn. Nghĩa quân Lam Sơn đóng quân quanh đấy nên doanh trại còn được gọi là "doanh Bồ Đề."
  8. Cá chạch
    Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...

    Cá chạch

    Cá chạch

  9. Tràng Thi
    Tên một phố thuộc huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc hai phường Hàng Trống và Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm. Phố dài 860m từ phố Bà Triệu đến phố Cửa Nam, cắt ngang qua các phố Quang Trung, ngă tư Phủ Doãn - Triệu Quốc Đạt và phố Quán Sứ. Phố có tên gọi như vậy vì từ đời nhà Lê, trường thi Hương đặt tại đây. Thời Pháp thuộc, người Pháp dịch tên phố thành Rue du Camp des Lettres, sau đổi là phố Borgnis-Desbordes (tên một tướng Pháp). Sau Cách mạng, phố được đổi tên thành Tràng Thi như cũ.
  10. Nhân ngãi
    Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
  11. Hàng Đào
    Một con phố của Hà Nội xưa, nay thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, phía nam là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sát bờ hồ Hoàn Kiếm, đầu phía bắc giáp phố Hàng Ngang. Ở đây còn di tích của trường Đông Kinh Nghĩa Thục (nhà số 10). Tên phố có nguồn gốc từ mặt hàng vải nhuộm đỏ được bán nhiều ở phố.

    Phố Hàng Đào thời Pháp thuộc

    Phố Hàng Đào thời Pháp thuộc

  12. Phong ba
    Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
  13. Ăn nói cơ cầu
    Ăn nói rắc rối, phức tạp (phương ngữ Nam Bộ).
  14. Chài
    Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  15. Đăng
    Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.

    Cái đăng

    Cái đăng

  16. Người ba đấng, của ba loài
    Người có người tốt người xấu, của có của tốt của xấu.
  17. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  18. Hồ la
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hồ la, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  19. Điều
    Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.

    Quả và hạt điều

    Quả và hạt điều

  20. Hành Lộ
    Một thiên trong Kinh Thi, gồm ba chương (nên cũng gọi là Hành Lộ tam chương).
  21. Đê
    Một lũy đất nhân tạo hay tự nhiên kéo dài dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển để ngăn lũ lụt.

    Đường đê

    Đường đê

  22. Vào tháng 3 và tháng 8 âm lịch, ở nước ta thường có mưa to làm nước sông dâng cao.