Con tằm bối rối vì tơ
Anh say sưa vì rượu, em ngẩn ngơ vì tình
Tìm kiếm "lúa"
-
-
Miễn cho mở miệng em ừ
-
Chị về em lại trông theo
Chị về em lại trông theo
Ruột đứt chín khúc gan treo ngang chừng. -
Mình không lấy qua ắt là mình thiệt
-
Chim khôn mắc phải lưới hồng
-
Mình về ta chẳng cho về
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba
Chữ trung thì để phần cha
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình -
Đôi ta là nợ là tình
Đôi ta là nợ là tình
Là duyên là kiếp đôi mình kết giao
Em như hoa mận hoa đào
Cái gì là nghĩa tương giao hỡi nàng? -
Gối mền gối chiếu không êm
Dị bản
-
Yêu nhau chẳng lọ chiếu giường
Dị bản
Yêu nhau chẳng quản chiếu giường
Bẻ một cành lá che sương bạn ngồi
-
Thấy em anh cũng muốn chào
-
Dẫu mà không lấy được em
Dẫu mà không lấy được em
Anh về đóng cửa cài rèm đi tu
– Tu mô cho em tu cùng
May ra thành Phật thờ chung một chùa -
Răng đen nhưng nhức hạt dưa
-
Cô kia cắt cỏ một mình
Cô kia cắt cỏ một mình
Cho anh cắt với chung tình làm đôi
Cô còn cắt nữa hay thôi?
Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng -
Hoa thơm xuống đất cũng thơm
-
Vào vườn trảy quả cau non
Vào vườn trảy quả cau non
Anh thấy em giòn, muốn kết nhân duyên
Hai má có hai đồng tiền
Càng nom càng đẹp, càng nhìn càng ưa
Anh đã có vợ con chưa?
Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào
Mẹ già anh ở nơi nào?
Để em tìm vào hầu hạ thay anh
Chẳng tham nhà ngói rung rinh
Tham về một nỗi anh xinh miệng cười
Miệng cười anh đáng mấy mươi
Chân đi đáng nén, miệng cười đáng trăm -
Tình anh như nước dâng cao
Tình anh như nước dâng cao,
Tình em như dải lụa đào tẩm hươngDị bản
Tình anh như nước dâng trào,
Tình em như dải lụa đào tẩm hương
-
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
-
Con dao vàng rọc lá trầu vàng
Dị bản
-
Vì ai cho thiếp võ vàng
Vì ai cho thiếp võ vàng
Vì chàng, tư lự hoa tàn nhị rơi
Cực lòng thiếp lắm chàng ơi
Biết rằng lên ngược xuống xuôi đàng nào? -
Thương em chẳng biết để đâu
Chú thích
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Tróc
- Bắt (từ Hán Việt).
Cuộc săn dù ráo riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người phải đi xem đá bóng. (Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan)
-
- Nã
- Dắt dẫn, bắt kẻ có tội (từ Hán Việt).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Gối.
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Trảy
- Hái, ngắt.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Mắt xanh
- Do điển tích Thanh Bạch Nhãn, nghĩa là mắt xanh (đồng tử), tròng trắng. Nhà thơ Nguyễn Tịch, người đời Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Ông làm quan rồi cáo bệnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn, Sơn Đào, Hướng Tú và Vương Nhung, người thường gọi là "Trúc lâm thất hiền" (bảy người hiền ở rừng trúc). Khi tiếp khách hễ là hạng quân tử, là hạng người vừa lòng mình thì Nguyễn Tịch nhìn thẳng bằng tròng mắt xanh; trái lại khách là kẻ tầm thường, người không vừa lòng mình thì ông nhìn bằng đôi tròng trắng. Do điển đó, sau này người ta dùng chữ "mắt xanh" để chỉ sự bằng lòng, vừa ý.
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Dao cau
- Thứ dao nhỏ và sắc, dùng để bổ cau.