Ớ này em ơi! Em nghe cho kỹ
Xưa nay gái chẳng cưới chồng, trai không ở goá
Đoái thấy nàng xinh đà quá xinh
Buông lời vừa vỗ vế non
Nếu như nàng lo việc cháu con
Thời sao không kiếm nơỉ trao thân gửi thế
Trên đời bá công bá nghệ, dưới lại là tứ thứ tứ dân
Làm người sao khỏi chữ lương nhân
Mà nàng chịu để phòng không ở goá?
Sách có chữ rằng “phụ nhơn nan hoá”, ít kẻ yêu vì
Cho nên lấy phải phải luận phải suy, phải xem trong lóng đục
Đây đã phải thời phải lúc
Hay nàng còn cúc dục cù lao?
Để cho anh ngẩn ngơ ra vào
Thầm yêu trộm nhớ, dạ nào em bỏ anh!
Tìm kiếm "tự ta"
-
-
Tử vi xem số cho người
Tử vi xem số cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu -
Tự nhiên cắt cổ đem chôn
-
Tứ bề thành lũy rất cao
-
Từ khi em gái lấy chồng
Dị bản
Một mai em gái theo chồng,
Còn đâu bánh giá Chợ Giồng mời anh?
-
Tư Nghĩa, Cửa Đại là đây
-
Từ ngày gặp gỡ giữa đường
Từ ngày gặp gỡ giữa đường
Những lời bạn nói nhớ thương vô chừng
Tưởng là thành cơm thành cháo, tôi bỏ bụng mừng
Hay đâu cá bể chim rừng vội bay -
Từ khi chim phụng xa loan
-
Từ ngày bão lụt năm Thìn
Dị bản
Từ ngày bão lụt Giáp Thìn
Cửa nhà xiêu lạc
Đến nay anh mới gặp, hai đứa mình nhớ thương
-
Từ rày giã bạn bạn ơi
-
Từ hồi tôi đụng anh này
Từ hồi tôi đụng anh này
Chân không bén đất, đầu đầy rác rơm -
Từ nay giã quán bánh canh
-
Từ khi bước cẳng xuống thoàn
-
Từ khi gặp mặt giữa đàng
-
Từ khi anh thọ lãnh chữ vàng
-
Từ ngày Bảo Đại lên ngôi
-
Tù ti tú tí tù tì
-
Từ ngày Pháp quốc bảo hộ Nam Triều
-
Từ ngày “bảo hộ” đảo lai
-
Tu là trốn chúa lộn chồng
Tu là trốn chúa lộn chồng,
Có chi nhân đức tôn sùng ngẩn ngơ
Chú thích
-
- Đoái
- Nghĩ tới, nhớ tới.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Bá công bá nghệ
- Trăm thợ trăm nghề (thành ngữ Hán Việt).
-
- Tứ thứ tứ dân
- Bốn hạng dân trong xã hội ngày xưa, theo thứ tự từ cao đến thấp là: sĩ (người có học), nông (người làm nông), công (người làm các nghề thợ), thương (người buôn bán).
-
- Lương nhân
- Danh xưng phụ nữ gọi chồng (Hán Việt).
-
- Phụ nhơn nan hóa
- Đàn bà khó dạy. Cụm từ này ngày xưa hay được dùng để chê bai người phụ nữ.
-
- Lắng
- Để yên cho cấn, bã chìm xuống đáy. Cũng gọi là lóng.
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Chợ Giồng
- Một địa danh hiện thuộc thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Tại đây có một đặc sản nổi tiếng là bánh giá Chợ Giồng.
-
- Tư Nghĩa
- Tên một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Huyện Tư Nghĩa nổi tiếng với hai trong mười hai cảnh đẹp Quảng Ngãi là Cổ Luỹ cô thôn và La Hà thạch trận. Phố cổ Thu Xà trước đây cũng là một thương cảng lớn của miền Trung và sầm uất chỉ sau thương cảng Hội An của Quảng Nam.
-
- Đại Cổ Lũy
- Gọi tắt là cửa Đại, một cửa sông thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nơi sông Trà Khúc đổ ra biển. Tại đây trước kia có thành Cổ Lũy, một tiền đồn gồm ba thành liên kết nhau nhằm ngăn thuyền bè tiến vào cửa sông. Hiện nay di tích này không còn nữa.
-
- Súng
- Loài cây sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng... Bông súng có lá tròn giống lá sen, phía trên màu xanh, phía dưới mầu hồng nhạt, gắn liền cọng với cuống. Hoa to, màu xanh nhạt, trắng hay hồng, có bốn lá đài. Củ súng nằm bồng bềnh trên mặt nước, ăn được.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Hòn Sụp
- Một đảo đá nhỏ gần cửa biển Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Dương
- Còn gọi là cây phi lao (từ gốc tiếng Pháp filao), một loại cây mọc nhiều dọc theo các bờ biển nước ta. Phi lao có vai trò rất lớn trong việc chắn cát, giữ cho các làng ven biển khỏi bị sa mạc hoá.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Bão lụt năm Thìn
- Một trận bão lụt lớn xảy ra vào năm Giáp Thìn (1904), gây thiệt hại rất nặng nề cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ, và còn lan ra đến tận Thừa Thiên-Huế. Trong quyển Gò Công xưa và nay của Huỳnh Minh và Gò Công cảnh cũ người xưa của Việt Cúc có viết về trận bão lụt năm Thìn này, như sau: Từ 10 giờ cho đến 3 giờ chiều ngày 16-3 âm lịch, mưa không ngớt hạt. Từ 4 giờ chiều cho đến về đêm, gió càng ngày càng thổi mạnh, trốc gốc cây, trốc nóc nhà, tường xiêu vách đổ. Sóng chụp cao 3,5m, cuốn mất nhà cửa và người ra biển. Rắn rít bò khắp nơi, cắn chết nhiều người. Qua ngày 17-3 âm lịch, nước dần rút, người người đi tìm xác thân nhân. Hôm sau mới thấy mặt đất, quang cảnh thật là hãi hùng. Mãi đến ngày 19-3 âm lịch chính quyền mới tổ chức chôn cất những người chết, hễ gặp đâu thì chôn đó. Bọn trộm cướp thừa cơ đi gỡ bông tai, vòng vàng trên các xác chết. Kết quả thống kê: Mỹ Tho thiệt hại 35%, các vùng phụ cận tỉnh Mỹ Tho từ Thừa Đức lên tới An Hồ 30% nhà cửa sập đổ, vườn dừa bị gãy; Gò Công trên 60%, 5.000 người chết trôi ở các làng ven biển vùng cửa Khâu, làng Kiểng Phước, Tân Bình Điền, Tân Thành, Tăng Hòa..., 60% nhà cửa bị sập, 80% gia súc chết.
Vào các năm Nhâm Thìn (1952), Giáp Thìn (1964), Bính Thìn (1976) cũng xảy ra những trận lụt lớn.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Giã
- Như từ giã. Chào để rời đi xa.
-
- Bánh canh
- Một món ăn bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại. Sợi bánh to, được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Trảng Bàng (Tây Ninh) là nơi có đặc sản bánh canh có thể xem là nổi tiếng nhất nước ta.
-
- Thoàn
- Thuyền (cách phát âm của người Nam Bộ ngày trước).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chữ vàng
- Chữ của nhà vua phong chức tước.
-
- Bảo Đại
- (1913-1997) Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949). Ông sinh tại Huế, là con vua Khải Định, có tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông có một câu nói nổi tiếng khi chính thức thoái vị và trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho cách mạng vào ngày 23 tháng 8 năm 1945: Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Cuối đời ông sống lưu vong tại Pháp và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 85 tuổi.
-
- Nhà Nguyễn
- (1802 – 1945) Triều đại quân chủ cuối cùng của nước ta, do vua Gia Long sáng lập, hoàng đế cuối cùng là Bảo Đại, tổng cộng 13 vua. Đây là triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của quân Pháp giữa thế kỉ 19.
-
- Nông Sơn
- Tên một huyện của tỉnh Quảng Nam, trước đây là phía Tây của tỉnh Quế Sơn. Tại đây có mỏ than Nông Sơn, thuộc địa bàn xã Quế Trung.
-
- Bồng Miêu
- Tên một địa danh trước là thôn Bồng Miêu thuộc xã Tam Lãnh, nay là thị trấn Bồng Miêu, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Đây là khu vực có nhiều mỏ vàng, dân gian hay gọi là mỏ Bồng Miêu hay mỏ Bông Miêu. Mỏ vàng này bao gồm các khu Hố Gần, Hố Ráy, Thác Trắng, Núi Kẽm. Mỏ đã từng được người Chăm phát hiện và khai thác từ hơn nghìn năm trước, rồi lần lượt người Trung Quốc, Việt và Pháp cũng đã đến đây khai thác khá thành công. Hiện nay mỏ vàng Bồng Miêu đang được Công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu thuộc Tập đoàn Olympus Pacific Mineral Inc. Canada quản lý và khai thác.
-
- Bảo hộ
- Giúp đỡ và che chở. Trước đây thực dân Pháp lấy danh nghĩa bảo hộ để xâm lược nước ta và nhiều nước khác.
-
- Đáo lai
- Đến (từ Hán Việt).
-
- Thuế thân
- Cũng gọi là thuế đinh hay sưu, một loại đóng theo đầu người dưới chế độ phong kiến hoặc quân chủ. Trong lịch sử nước ta, thuế thân có từ thời nhà Lý, kéo dài đến hết thời thuộc Pháp.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).