Ngã tư nơi hẹn chốn hò
Gặp nhau liếc mắt dặn dò đôi câu
Chàng đưa thuốc, thiếp trao trầu
Thắm tình Cẩm Lệ, mặn vôi Thanh Hà
Tìm kiếm "tự ta"
-
-
Kể từ ngày tôi lấy anh
-
Mộc Tứ Xã, ngõa Hương Canh
Dị bản
-
Mưa từ bên núi Mồng Ga
-
Sầu từ bể Sở, sông Ngô
-
Dạy con từ thuở còn thơ
-
Thương em từ lúc nằm nôi
Thương em từ lúc nằm nôi
Em nằm em khóc anh chia đôi cục đường
Bây giờ em có người thương
Em đem trả lại cục đường cho anhDị bản
-
Yêu em từ thuở trong nôi
Yêu em từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru -
Uốn cây từ thuở còn non
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ -
Chơi trăng từ thuở trăng tròn
Chơi trăng từ thuở trăng tròn
Chơi hoa từ thuở hoa còn trên cây. -
Biết nhau từ thuở trọc đầu
Biết nhau từ thuở trọc đầu
Bây giờ có tóc gặp nhau chẳng chào -
Áo may từ thuở anh mới thương nàng
Áo may từ thuở anh mới thương nàng
Đến nay áo rách lại vá quàng thay vai -
Mưa tháng tư, hư đất
Mưa tháng tư, hư đất
Mưa tháng ba, hoa đất -
Yêu nhau từ thuở má hồng
-
Biết nhau từ thuở buôn thừng
Biết nhau từ thuở buôn thừng
Trăm chắp nghìn nối xin đừng quên nhau -
Muốn đi tu công phu chưa có
-
Phụng hoàng từ giã cây ngô
Dị bản
Phượng hoàng từ giã cây khô
Để cho chim, sáo, sẻ, cò nghỉ chân
-
Nhà dột từ nóc
Nhà dột từ nóc
-
Vui chung từ thuở hàn vi
Vui chung từ buổi hàn vi
Sầu riêng từ buổi em đi lấy chồng
Vui chung từ buổi mẹ bồng
Sầu riêng từ buổi lấy chồng đến nay -
Nằm bên tủ thuốc than dài
Nằm bên tủ thuốc than dài
Anh đau bịnh nặng, biết bài thuốc chi
Chú thích
-
- Cẩm Lệ
- Tên một làng cổ từ thế kỉ 16, nay thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, nổi tiếng với "đặc sản" thuốc lá Cẩm Lệ.
-
- Thanh Hà
- Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.
-
- Phàn xì
- Âm Quảng Đông của hai tiếng phiên thự 番薯, nghĩa là khoai lang.
-
- Tứ Xã
- Bốn làng nổi tiếng nghề mộc, nay thuộc địa phận xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gồm: Xuân Lãng, Yên Lan, Hợp Lễ, Minh Lương.
-
- Ngõa
- Ngói (từ Hán Việt). Thợ ngõa là thợ chuyên nghề lợp ngói nhà.
-
- Hương Canh
- Tên nôm là làng Cánh hay Kẻ Cánh, thuộc huyện An Lãng, xứ Sơn Tây thời Hậu Lê, nay là thị trấn Hương Canh, huyện lị huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây có phiên chợ Cánh, còn gọi là chợ Hương Canh, ngày xưa mỗi tháng họp tới 12 phiên vào các ngày hai, ngày tư, ngày sáu và ngày chín hàng tháng; trong đó ngày hai, ngày sáu là phiên chính, ngày tư ngày chín là phiên xép. Chợ Cánh có bán đủ các mặt hàng. Đặc biệt có dãy quán lò rèn luôn đỏ lửa để sửa chữa nông cụ tại chỗ cho bà con nông dân kịp lấy ngay. Ngoài ra Hương Canh còn nổi tiếng có nghề thợ xây. Làng có cả đường bộ, đường thủy và đường sắt chạy qua, rất thuận tiện cho giao thương.
-
- Ba Làng
- Ba làng nổi tiếng nghề thợ xây nay thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gồm: Tiên Canh, Hương Canh, Ngọc Canh.
-
- Mồng Ga
- Cũng gọi là núi Mồng Gà, tên chữ là Kê Quan, một ngọn núi nay thuộc địa phận xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Phúc Đậu
- Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của Nguyễn Tuấn Thiện, một bậc khai quốc công thần thời Lê sơ.
-
- Nầm
- Địa danh nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây cũng có nhiều địa danh liên quan: rú Nầm (núi), vạn Nầm (làng chài), hói Nầm (cửa sông Khuất), vực Nầm (vực nước)…
-
- Bể Sở, sông Ngô
- Ở khắp mọi nơi (Sở và Ngô là hai nước thời Xuân Thu, Trung Quốc).
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành
(Truyện Kiều)
-
- Chường
- Chàng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đôi
- Ném, liệng (phương ngữ).
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Ngô đồng
- Một loại cây gỗ rất cao (có thể hơn 17 mét), thân lớn (khoảng nửa mét), vỏ màu lục xám hoặc nâu xám (khi già), rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam), thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
(Tì bà - Bích Khê).
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.