Tang cha, tang mẹ đã đành
Có phải tang tình thì vứt tang đi
Tìm kiếm "giã giò con cò"
-
-
Em lấy chồng đi kẻo thế gian đày
-
Cây không trồng không tiếc, con không đẻ không thương
Cây không trồng không tiếc
Con không đẻ không thươngDị bản
-
Bát bể đánh con sao lành
Bát bể đánh con sao lành
-
Làm dâu nhà cả thể, làm rể nhà nhiều con
-
Làm dâu cực nhọc long đong
Làm dâu cực nhọc long đong
Khuya còn giã gạo lưng không được nằm -
Đêm qua lặn lội vượt đồng
-
Dù con đô đốc quận công
-
Gái rẫy chồng mười lăm quan quý
-
Măng tháng chín thì nhịn cho chồng
Dị bản
-
Con so ba tháng mười ngày
-
Mẹ quay đi con dại, mẹ ngoái lại con khôn
Mẹ quay đi con dại,
Mẹ ngoái lại con khôn -
Nước dây ngựa chạy ngập kiều
-
Mẹ ơi thương lấy rể nghèo
Mẹ ơi thương lấy rể nghèo
Khoa tay vớt bọt, lấy bèo nuôi nhau -
Tay gắp miếng chả cho cha
Tay gắp miếng chả cho cha
Thấy người có mẹ không cha ta buồn -
Tổ tiên để lại em thờ
-
Tôi tới đây sở cậy có dì
Tôi tới đây sở cậy có dì
Dì đem lòng giận, tôi thì cậy ai? -
Thảnh thơi tủi phận riêng mình
Thảnh thơi tủi phận riêng mình
Vợ con xa vắng, gia đình vỡ tan -
Con chim đa đa đậu nhánh đa đa
-
Nhiều tay vỗ nên bộp, có cột mới nên kèo
Chú thích
-
- Đày
- Đày đọa, dày vò.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Tỉa
- Trồng bằng cách gieo hạt (bắp, đậu...). Ở một số vùng từ nãy cũng gọi là trỉa.
-
- Độ
- Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Cả thể
- Trọng tâm, sự thể lớn lắm (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
-
- Làm dâu nhà cả thể, làm rể nhà nhiều con
- Hai việc khó: Làm dâu nhà giàu có và làm rể nhà đông con.
-
- Nam Định
- Một địa danh nay là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá từ thời kì dựng nước, là quê hương của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Tế Xương, Nguyên Hồng, Văn Cao... Ở đây cũng có nhiều di tích, lễ hội dân gian, đặc sản...
-
- Đô đốc
- Tên một chức quan chuyên trách về quân sự trong thời phong kiến. Tùy theo từng thời kì mà chức đô đốc có những quyền hạn khác nhau, nhưng đều là cấp cao (ví dụ đứng đầu bên võ).
-
- Quận công
- Một tước hiệu thời phong kiến trong lịch sử nước ta, phổ biến nhất vào thời vua Lê - chúa Trịnh. Khi ấy quận công được xếp chỉ sau vua, chúa và vương.
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Con so
- Con đầu lòng.
-
- Kiều khấu
- Bộ đồ trang sức cho con ngựa, gồm: hàm thiếc, nòng cổ, dây nịt lưng, dây cương, v.v. Bộ yên được trang trí phủ trên mình voi cũng gọi là kiều khấu.
-
- Ải
- Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.
-
- Tương truyền bài ca dao ra đời hưởng ứng chiếu "Cần Vương" của vua Hàm Nghi.
-
- Đa đa
- Còn gọi là gà gô, một loài chim rừng, thường sống trên cây hoặc trong các bụi rậm trên núi cao, ăn sâu bọ, đuôi ngắn. Đa đa thường bị săn bắt để lấy thịt.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.