Tìm vàng tìm bạc còn ra
Em ơi tìm mẹ tìm cha khó tìm
Tìm kiếm "be bờ"
-
-
Công danh hai chữ tờ mờ
-
Xưa kia con ở nội gia
-
Xiết bao bú mớm bù trì
-
Chồng thương chẳng sợ chi ai
-
Bánh dầy nhiều đậu thì ngon
-
Khó nghèo đòn gánh liền vai
Khó nghèo đòn gánh liền vai
Bán buôn nuôi mẹ, giàu ai mặc giàu -
Khó nghèo xé vạt vá vai
-
Đường đi không tới nửa ngày
-
Mẹ già chặt đũa từ em
-
Ba tàn ba héo vì cây
-
Bác mẹ em vội tham vàng
Bác mẹ em vội tham vàng
Hang hùm lại ngỡ hang vàng gả con
Trước thời thẹn với nước non
Sau thời cay đắng lòng con đêm ngày
Khi vui có bác mẹ thầy
Cơn sầu em chịu đắng cay một mình
Mang thư ra dán cột đình
Kẻ xuôi người ngược thấu tình em chăng?
Phong ba nổi giữa đất bằng
Một dây một buộc ai giằng cho ra
Thiết gì một cảnh vườn hoa
Mà đem đày đọa thân ta thế này
Biết chăng hỡi bác mẹ thầy
Ngỡ rằng gả bán hóa đày thân con? -
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
-
Con tài lo láo lo kiêu
Con tài lo láo lo kiêu
Con ngu thì lại lo sao kịp người -
Tôi xa mình chưa mấy con trăng
-
Bà con góp miệng lao xao
Bà con góp miệng lao xao
Góp tiền góp gạo ai nào thấy đâuDị bản
Thế gian giúp miệng lao xao
Ai giúp đồng nào cho đỡ khó khăn
-
Chàng nhìn thiếp rưng rưng hột lụy
-
Chó béo đẹp mặt chủ nhà
Chó béo đẹp mặt chủ nhà
Nàng dâu rách rưới, mụ gia thẹn thùng -
Phụ mẫu tình thâm
-
Em tôi đói bụng lắm thay
Em tôi đói bụng lắm thay
Ai có cơm nguội cho vay một nồi
Chú thích
-
- Công danh
- Sự nghiệp, địa vị và tiếng tăm trong xã hội (từ Hán Việt).
Sao bằng lộc trọng quyền cao
Công danh ai dứt lối nào cho qua
(Truyện Kiều)
-
- Nội gia
- Trong nhà.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Phu phụ
- Vợ chồng (từ Hán Việt: phu là chồng, phụ là vợ).
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Bù trì
- Chăm lo, nuôi nấng chu đáo hoặc giúp đỡ một cách ân cần (từ cũ).
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Bánh giầy
- Cũng viết là bánh dầy hoặc bánh dày, một loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ tổ), nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo truyền thuyết, Lang Liêu, hoàng tử đời Hùng Vương thứ 6 là người nghĩ ra bánh chưng và bánh giầy.
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
-
- Chuốt ngót
- Nói tốt, nói hay nhằm giới thiệu, quảng cáo (từ cũ).
"Đến việc nói, thì không nói có, có nói không, muốn hại ai thì đặt đủ điều để vu cáo, muốn bưng bợ ai thì hòn chì cũng chuốt ngót cho thành bạc trắng đồng đen. Cụ Nguyễn Công Trứ có câu:
Lúc ghét dệt thêu ngay hóa vẹo,
Khi thương tô điểm méo nên tròn.Thật là dễ sợ!"
(Những tấm gương xưa - Quách Tấn)
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Ba
- Tiếng đọc chữ "hoa" dưới triều Nguyễn, để kiêng húy bà Hồ Thị Hoa, vợ của hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (sau là vua Thiệu Trị).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
-
- Nuộc
- Vòng dây buộc.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Con trăng
- Một chu kì của mặt trăng xoay quanh trái đất, tức một tháng âm lịch.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Giọt châu
- Giọt lệ, giọt nước mắt.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thờ vọng
- Thờ cúng (ông bà, cha mẹ...) khi sống xa nhà, xa quê.