Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Sông sâu nước chảy ruột đau từng hồi
Tội tình thiếp lắm chăng ơi!
Trầu ăn không đỏ vì vôi quệt già
Đêm nằm tủi phận trách ta
Trách vì căn số nên xa nghĩa chàng
Bấy lâu tưởng lấp suối vàng
Suối vàng không lấp, lấp đàng nghĩa nhân
Tìm kiếm "SÔNG HỒNG"
-
-
Trời làm bão lụt mênh mông
-
Sa Pa đứng xa mà nói
-
Thế gian sinh tử sự thường
-
Mây mưa không hại chi nguồn
-
Bồng bồng con nín con ơi
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, trên trời chim bay
Ước gì mẹ có mười tay
Một tay bắt cá, tay này bẫy chim
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay làm ruộng, tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vay gạo, tay cầu cúng ma
Một tay khung cửi guồng xa
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa
Một tay đi củi muối dưa
Còn tay van lạy, bẩm thưa, đỡ đòn
Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay
Bồng bồng con ngủ cho say
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời. -
Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dị bản
-
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
-
Đừng có chết mất thì thôi
Đừng có chết mất thì thôi
Còn sống có lúc no xôi, chán chèDị bản
-
Hầm Hô có nước trong xanh
-
Nào khi mô em nói với anh
-
Ai về Long Phụng thì về
-
Tìm em chẳng thấy em đâu
Tìm em chẳng thấy em đâu
Lội sông chẳng tới, qua cầu lại xa
Bây giờ trông thấy em ra
Lội sông cũng được, cầu xa lại gần -
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Trông sông lai láng trông rừng rừng xanh -
Ví dầu chồng thấp vợ cao
-
Trên trời có đám mây mưa
Trên trời có đám mây mưa
Dưới sông nước chảy đò đưa đi về -
Thương anh mấy núi cũng trèo
-
Ðố ai biết lúa mấy cây
Ðố ai biết lúa mấy cây
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng
Ðố ai quét sạch lá rừng
Ðể ta khuyên gió, gió đừng rung cây
Rung cây, rung cỗi, rung cành
Rung sao cho chuyển lòng anh với nàngVideo
-
Làng Gạ có gốc cây đề
-
Đường kẻ Khoai vừa thanh vừa mát
Chú thích
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Căn số
- Chỉ số mệnh của một người theo luật nhân quả của đạo Phật. Theo đạo Phật, số phận của một người là kết quả của những hành động trong đời sống hiện tại và cả trong những kiếp trước.
-
- Suối vàng
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phong vũ bất kì
- Mưa gió bất chợt.
-
- Xuân thu đáo hạn cá quy về hồ
- Lại đến hạn xuân thu thì cá trở về hồ.
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Hói
- Nhánh sông con, nhỏ, hẹp, do tự nhiên hình thành hoặc được đào để dẫn nước, tiêu nước.
-
- Hữu ngư hồ thủy chỗ mô tui cũng tầm
- Sông hồ chỗ nào có cá tôi cũng tìm.
-
- Bường
- Bằng (từ cổ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dùn
- Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cúng ma
- Cách chữa bệnh lạc hậu, mê tín dị đoan cho rằng phải cúng ma thì mới khỏi bệnh.
-
- Muối dưa
- Trộn một hoặc nhiều loại rau, củ, quả với muối và một số gia vị rồi để lên men cho chua, dùng làm thức ăn.
-
- Bạc Liêu
- Một địa danh thuộc miền duyên hải Nam Bộ. Vùng đất này từ xưa đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Tên gọi “Bạc Liêu,” đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo," có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót" hay "đồn," còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Người Pháp thì căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu mà gọi vùng đất này là Pêcherie-chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh."
-
- Cá chốt
- Một loài cá có rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thịt có màu vàng óng hoặc trắng, dai và thơm, được chế biến thành rất nhiều món ngon hoặc để làm mắm. Cá chốt có ngạnh nhọn, đâm phải sẽ gây đau nhức. Tên gọi loài cá này bắt nguồn từ tiếng Khmer trey kanchos.
Đọc thêm truyện Bắt cá chốt của tác giả Trần Văn.
-
- Triều Châu
- Một địa danh nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Trong lịch sử, người Triều Châu đến định cư và lập nghiệp tại Việt Nam từ rất sớm, và có ảnh hưởng rõ nét đến đời sống văn hóa - xã hội của nước ta, rõ nhất là về mặt ngôn ngữ và ẩm thực. Cái tên Triều Châu còn được gọi chệch đi là "Sìu Châu," "Tiều Châu" hoặc "Thiều Châu."
Kẹo chú Sìu Châu đâu đọ được
Bánh bà Hanh Tụ cũng thua xa
(Sắm Tết - Tú Xương)
-
- Cơ cầu
- Khổ cực, thiếu thốn.
-
- Cà Mau
- Tỉnh ven biển ở cực Nam nước ta, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Tên gọi Cà Mau có gốc từ tiếng Khmer “Tưk Kha-mau” có nghĩa là nước đen - màu nước đặc trưng ở đây là màu đen do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh rụng xuống. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã, hệ thống sông ngòi chằng chịt, và có nguồn dự trữ sinh thái phong phú.
-
- Cá sấu
- Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.
-
- Cóc bôi vôi
- Dân gian cho rằng cóc đi đâu cũng sẽ trở về chỗ cũ. Nếu ta lấy vôi bôi lên mình con cóc, đem bỏ ở một nơi xa, một thời gian sau lại thấy nó xuất hiện.
-
- Hầm Hô
- Một địa danh nay thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Đây vừa là một danh thắng nổi tiếng của Bình Định, vừa là một vùng đất lịch sử, gắn liền với cuộc khởi nghĩa chàng Lía, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và phong trào Cần Vương.
-
- Hang Bảy Cử
- Hang nơi Mai Xuân Thưởng trú đóng khi lập căn cứ ở Hầm Hô. Bảy Cử là tục danh của ông.
-
- Rượu tăm
- Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Long Phụng
- Một thôn thuộc xã Đức Phụng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nằm ven bờ nam sông Vệ. Ngày xưa, khoai lang trồng ở vùng đất Long Phụng có vị ngon, bùi, trở thành món ăn nổi tiếng gần xa.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
-
- Phú Gia
- Tên nôm là làng Gạ, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Gạ có nghề truyền thống nấu xôi, rượu nếp, bánh trôi, bánh đa kê...
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Lạc Đô
- Tên nôm là làng Khoai, một làng thuộc xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nằm bên bờ sông Chu.
-
- Vận Quy
- Cũng gọi là làng Vận, một làng nay thuộc xã Thiệu Vận, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Nguyệt Lãng
- Cũng gọi là làng Lãng, một làng nay thuộc địa phận xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.