Những bài ca dao - tục ngữ về "Mai Xuân Thưởng":

Chú thích

  1. Đá Dàn
    Tên một con suối phát nguyên ở vùng núi Phú Lạc, thuộc Bình Khê (tỉnh Bình Định), chảy xuống Kiên Ngãi, Thuận Yên, rồi chảy ra suối Thuận Ninh. Suối còn một tên nữa là suối Cây Cóm.
  2. Can trường
    Cũng đọc là can tràng, nghĩa đen là gan (can) và ruột (trường), nghĩa bóng chỉ nỗi lòng, tâm tình.

    Chút riêng chọn đá thử vàng,
    Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?

    (Truyện Kiều)

  3. Câu ca dao được cho là nói về anh hùng Mai Xuân Thưởng.
  4. Hòn Sung
    Tên chữ là Trưng Sơn, một hòn núi thấp thuộc thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Đây là nơi phát tích của anh hùng Mai Xuân Thưởng và anh em nhà Tây Sơn. Theo Quách Tấn trong Nước non Bình Định:

    Trông gần thì mập mạp hung hăng như con bò đực sung sức lúc nào cũng sẵn sàng để chiến đấu. Nên người địa phương thường gọi là Hòn Sung. Lưng núi có nhiều chỗ nổi từng vồng từng ụ, như bị đánh sưng. Nên nhiều người gọi là Hòn Sưng thay vì Hòn Sung. Núi còn có tên nữa là Độc Xỉ Sơn và Độc Nhũ Sơn, vì ở xa, nếu đứng xiên một phía mà trông thì giống một chiếc răng nanh dựng ngược, còn đứng dưới mặt mà ngó thì tương tợ một nấm vú vung (theo truyền thuyết thì Độc là một mình; nhưng Đại Nam Nhất Thống Chí chép chữ Độc là con bò nghé). Do đó núi lại có tên nữa là Bút Sơn.

  5. Tây Sơn
    Tên cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, đồng thời cũng là tên vương triều được lập ra từ cuộc khởi nghĩa này và kéo dài từ 1788 đến 1802. Khởi nghĩa và vương triều Tây Sơn có công rất lớn trong việc bình định đất nước, chấm dứt thời kì loạn lạc Trịnh-Nguyễn phân tranh, đồng thời giữ vững bờ cõi trước sự xâm lược của quân Thanh. Tây Sơn gắn liền với hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

  6. Mai Xuân Thưởng
    Một sĩ phu và lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19 ở Bình Định. Ông sinh năm 1860 tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn). Năm 1885 ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, trở về quê Phú Lạc chiêu mộ nghĩa sĩ, lập căn cứ chiến đấu, đến năm 1887 thì cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị giặc bắt và xử trảm tại Gò Chàm (phía đông thành Bình Định cũ). Thi hài ông sau đó được đưa về táng tại Cây Muồng (nơi cha ông đã yên nghỉ), thuộc thôn Phú Lạc.

    Do từng đậu cử nhân và là con thứ bảy trong gia đình, ông còn có tục danh là ông Bảy Cử.

    Lăng Mai Xuân Thưởng

    Lăng Mai Xuân Thưởng

  7. Phú Phong
    Một địa danh nay là thị trấn huyện lỵ huyện Tây Sơn, nằm về phía tây của tỉnh Bình Định, từ xưa đã nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa.
  8. Phú Lạc
    Tên một làng nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Xưa là làng thuộc Kiên Thanh, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Đây là quê hương của người anh hùng Mai Xuân Thưởng, một sĩ phu và lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19 ở Bình Định.
  9. Linh Đổng
    Một địa danh nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Đây là một vùng đất lịch sử, từng là căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn và sau này là nghĩa quân Cần Vương của Mai Xuân Thưởng.
  10. Hầm Hô
    Một địa danh nay thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Đây vừa là một danh thắng nổi tiếng của Bình Định, vừa là một vùng đất lịch sử, gắn liền với cuộc khởi nghĩa chàng Lía, cuộc khởi nghĩa Tây Sơnphong trào Cần Vương.

    Vẻ đẹp Hầm Hô

    Vẻ đẹp Hầm Hô

  11. Cữ nước
    Con nước lên xuống theo thuỷ triều.
  12. Phấn dũng
    Anh dũng và hăng hái (từ Hán Việt).
  13. Sông Côn
    Còn gọi là sông Kôn hoặc sông Kone, dòng sông lớn nhất của tỉnh Bình Định, đổ ra vịnh Quy Nhơn và đầm Thị Nại.

    Một nhánh sông Côn, đoạn chảy qua An Nhơn

    Một nhánh sông Côn, đoạn chảy qua An Nhơn

  14. Hang Bảy Cử
    Hang nơi Mai Xuân Thưởng trú đóng khi lập căn cứ ở Hầm Hô. Bảy Cử là tục danh của ông.
  15. Rượu tăm
    Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.