Chim quyên ăn trái ổi tàu
Xứng đôi mẹ gả, ham giàu mà chi.
Ham giàu đã thấy giàu chưa,
Bữa ăn nước mắt như mưa tháng mười.
Chim quyên ăn trái ổi tàu
Dị bản
Tham giàu đã thấy giàu chưa
Vừa ăn vừa khóc như mưa tháng hè
Chim quyên ăn trái ổi tàu
Xứng đôi mẹ gả, ham giàu mà chi.
Ham giàu đã thấy giàu chưa,
Bữa ăn nước mắt như mưa tháng mười.
Tham giàu đã thấy giàu chưa
Vừa ăn vừa khóc như mưa tháng hè
Theo voi ăn bã mía
Ước sao ăn ở một nhà
Ra vào đụng chạm, kẻo mà nhớ thương.
Cá không ăn câu thật là con cá dại
Vác cần câu về nghĩ lại con cá khôn
Đời cha ăn mặn, đời con khát nước
Đói lòng ăn khế, ăn sung
Trông thấy mẹ chồng thì nuốt chẳng trôi
Cơm trắng ăn với chả chim
Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no
Cơm hẩm ăn với cà kho
Chồng xấu vợ xấu những lo mà gầy
Chưa chắc cây cao hồ dễ im
Sông sâu hồ dễ muốn êm đềm
(Buồn êm ấm - Quang Dũng)
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
"...Bánh xu xê. Cái tên kì khôi này ở đâu mà ra? Thứ bột vàng và trong như hổ phách ấy, dẻo và quánh dưới hàm răng, là một thứ bánh rất ngon. Dù sao, cũng là một thứ bột thẳng thắn, vì nó dễ cho ta đoán trước để mà thèm thuồng những cái ngon ngọt hơn ẩn náu bên trong. Qua cái màu vàng óng ánh ấy, màu trắng của sợi dừa và màu vàng nhạt của đậu thêm một sắc nóng ấm và thân mật. Tôi bao giờ cũng ưa thức ăn nào có một hình sắc đẹp đẽ, cái đẹp lúc trông ngắm giúp nhiều cho cái thưởng thức lúc ăn lắm." (Hà Nội băm sáu phố phường - Thạch Lam)
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.