Tìm kiếm "Định Công"
-
-
Con đầu cháu sớm
Con đầu cháu sớm
-
Con một mẹ, hoa một chùm
Con một mẹ, hoa một chùm
Thương nhau nên phải bọc đùm cho nhau -
Mồ côi cực lắm bớ trời
Mồ côi cực lắm bớ trời
Mẹ ruột cha ghẻ, nhiều lời đắng cay -
Miệng ru, nước mắt hai hàng
-
Mẹ già là mẹ già anh
Mẹ già là mẹ già anh
Một ngày ba bận cơm canh rau bầu
Khấn nguyền cha mẹ sống lâu
Phơ phơ tóc bạc trên đầu tấm bông -
Vợ chồng khi nồng khi nhạt
Vợ chồng khi nồng khi nhạt
-
Anh sảy thì em lại cào
-
Ai bỏ cha mẹ cơ hàn
-
Anh về dưới Giã thăm bà
Dị bản
-
Hai tay cầm bốn tao nôi
-
Ai ơi muốn hưởng lộc trời
Ai ơi muốn hưởng lộc trời,
Trước thờ cha mẹ, sau thời vợ con -
Anh đi đâu giục ngựa, buông cương
-
Đạo vợ chồng hôm ấp mai ôm
Đạo vợ chồng hôm ấp mai ôm
Phải đâu cua cá với tôm
Khi đòi mớ nọ, khi chồm mớ kia -
Anh đi cách trở sơn hà
-
Khi chưa lấy được nàng đây
-
Con không cha thì con trễ
Con không cha thì con trễ,
Cây không rễ thì cây hư -
Ai thương anh dù mặn dù mà
Ai thương anh dù mặn dù mà
Nhưng anh vẫn thấy vợ nhà là hơn -
Sao hôm rồi lại sao mai
-
Đốn cây ai nỡ dứt chồi
Đốn cây ai nỡ dứt chồi
Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương
Chú thích
-
- Cùng
- Khốn khổ, khánh kiệt (từ Hán Việt).
-
- Sảy
- Cũng viết là sẩy, động tác hất cái nia hoặc sàng đựng lúa lên xuống đều đặn để tách vỏ và hạt lép ra khỏi hạt mẩy.
-
- Bồ cào
- Đồ vật nhà nông có cán dài (thường bằng tre), một đầu có nhiều răng thưa, dùng để làm tơi đất, dọn cỏ, hoặc cào phơi nông sản. Động tác sử dụng bồ cào gọi là cào.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Chum
- Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vạn Giã
- Một địa danh nay là thị trấn của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Vạn Giã là vựa lúa lớn nhất tỉnh Khánh Hoà. Về du lịch, nơi đây có chùa Tổ đình Linh Sơn gần 300 tuổi, hằng năm có rất nhiều khách thập phương về dự lễ hội. Vịnh Vân Phong và bãi biển Đại Lãnh cũng thuộc khu vực này.
-
- Trà Ô Long
- Một loại trà ngon có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tùy vào thành phần và cách chế biến mà trà có nhiều hương vị rất khác nhau.
-
- Bình Định
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...
-
- Tao nôi
- Sợi dây treo nôi để đưa. Tao (tau) có nghĩa là tua, giải, dây.
-
- Mèo
- Phương ngữ Nam Bộ lấy ý từ thành ngữ "mèo mả gà đồng" hoặc "mèo đàng chó điếm," chỉ nhân tình vụng trộm. Trong một số ngữ cảnh, mèo cũng chỉ người được được hứa hẹn là sẽ cưới hỏi sau này.
-
- Sơn hà
- Núi sông (từ Hán Việt). Từ cũ, nghĩa rộng dùng để chỉ đất nước.
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Lý Thường Kiệt)Dịch thơ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Giải
- Trải ra (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.