Cây gì không lá, không thân
Mình vàng, không rễ, ở gần nhà ta?
Tìm kiếm "thần bếp"
-
-
Ăn ở thiện có thiện thần biết, ăn ở ác có ác thần hay
Ăn ở thiện có thiện thần biết,
Ăn ở ác có ác thần hay. -
Tối trời như mực như than
-
Con cuốc lẻ đôi còn ngồi than khóc
-
Mình thương tui chưa có mấy mà mình than
-
Anh ra sông Cái tự ải cho mát thân
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ma bắt hồn, thần lồn bắt vía
Ma bắt hồn, thần lồn bắt vía
-
Mua bán chợ đen, thân quen nhiều ngách
Mua bán chợ đen, thân quen nhiều ngách
-
Vàng thời thử lửa, thử than
-
Sống làm tướng, thác làm thần
-
Một mình nghĩ không tròn, một thân lo không xong
Một mình nghĩ không tròn,
Một thân lo không xong -
Ác ngồi ngọn tre, ác lo thân ác
-
Ăn thì cúi trốc, kéo nốc thì than
-
Thùng thùng, cắc cắc lửa cháy thành than
Thùng thùng, cắc cắc lửa cháy thành than
Vắng nhau một bữa ruột gan rã rời,
Dậm chân xuống đất kêu trời,
Người thương còn đó, trao lời khó trao. -
Cây gạo có ma, cây đa có thần
Dị bản
-
Ðứng bên ni Hàn, ngó qua bên tê Hà Thân, thấy nước xanh xanh như tàu lá
-
Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân
Ăn một mình đau tức,
Làm một mình cực thân -
Em cầm đôi đũa nhỏ, em gắp hai lửa than đỏ, bỏ vô lư vàng
-
Nồi đồng, kiềng sắt, than lim
-
Nhâm Tý, Quý Sửu, Mậu Thân
Chú thích
-
- Tơ hồng
- Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Bất quản
- Không quản, không kể.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lợi
- Lại (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Tự ải
- Tự thắt cổ chết (ải tiếng Hán nghĩa là thắt cổ), có thể hiểu theo nghĩa rộng là tự sát.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ác là
- Còn có tên là bồ các, một loại chim lớn (có thể dài từ 40-50 cm) có đầu, cổ và ngực màu đen bóng, bụng và vai màu trắng. Ác là loài ăn tạp, chúng có thể ăn từ chim non tới trứng, thú, sâu bọ nhỏ, hạt ngũ cốc và nhiều thứ khác. Có lẽ vì vậy trong ca dao dân ca, ác là thường tượng trưng cho điều xấu hoặc những kẻ độc ác. Tuy nhiên trong văn hóa Trung Quốc, ác là lại có tên là hỉ thước, tượng trưng cho điềm lành.
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Trốc
- Đầu, sọ (phương ngữ).
-
- Nốc
- Cổ ngữ Việt chỉ thuyền, ghe. Ngày nay chỉ thuyền nhỏ, còn dùng ở miền Bắc Trung Bộ.
-
- Gạo
- Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Đà Nẵng
- Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
-
- Bên tê
- Bên kia (tiếng địa phương Quảng Nam-Đà Nẵng).
-
- Sông Câu Nhí
- Còn gọi là sông Câu Nhi, một nhánh sông bên tả ngạn sông Thu Bồn, bắt đầu từ làng Câu Nhi chảy ra sông Vĩnh Điện rồi hợp lưu với sông Cẩm Lệ, đổ nước ra Cửa Hàn. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) sông được đào rộng và uốn thẳng từ làng Câu Nhi đến làng Cẩm Sa. Thời Pháp thuộc sông này được khai thông và mở rộng để chở than đá từ mỏ Nông Sơn ra cảng Đà Nẵng.
-
- Bồng Miêu
- Tên một địa danh trước là thôn Bồng Miêu thuộc xã Tam Lãnh, nay là thị trấn Bồng Miêu, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Đây là khu vực có nhiều mỏ vàng, dân gian hay gọi là mỏ Bồng Miêu hay mỏ Bông Miêu. Mỏ vàng này bao gồm các khu Hố Gần, Hố Ráy, Thác Trắng, Núi Kẽm. Mỏ đã từng được người Chăm phát hiện và khai thác từ hơn nghìn năm trước, rồi lần lượt người Trung Quốc, Việt và Pháp cũng đã đến đây khai thác khá thành công. Hiện nay mỏ vàng Bồng Miêu đang được Công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu thuộc Tập đoàn Olympus Pacific Mineral Inc. Canada quản lý và khai thác.
-
- Kiềng
- Dụng cụ bằng sắt có ba chân, để đặt nồi, chảo lên khi nấu nướng.
-
- Lửa bọn
- Lửa cháy hết, lửa tắt.
-
- Nhen
- Nhóm lửa.
-
- Nhất vương nhị đế
- Một cách gọi ba anh em nhà Tây Sơn, gồm Đông Định Vương Nguyễn Lữ, Trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc và Quang Trung hoàng đế Nguyễn Huệ.
-
- Quy tiên
- Về chầu tổ tiên, nghĩa là chết đi. Từ này thường dành cho người già hoặc người đáng kính trọng.