Con cò mà đậu cành tre
Thằng Tây bắn súng cò què một chân
Hôm sau ra chợ Ðồng Xuân
Chú khách mới hỏi: sao chân cò què?
Cò rằng: cò đứng bụi tre
Thằng Tây bắn súng, cò què một chân!
Tìm kiếm "cá liệt"
-
-
Ai về Cà Đó
-
Thương em từ lúc nằm nôi
Thương em từ lúc nằm nôi
Em nằm em khóc anh chia đôi cục đường
Bây giờ em có người thương
Em đem trả lại cục đường cho anhDị bản
-
Thiên minh minh, địa minh minh
Dị bản
Thiên minh minh, địa cũng minh minh
Ai có con không gả cho mình
Mai sau lửa cháy kêu mình, mình đốt thêm
-
Tua rua mấy chiếc nằm kề
-
Yêu em từ thuở trong nôi
Yêu em từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru -
Nhà em có bụi mía mưng
-
Chiều chiều mây phủ Sơn Hà
-
Chuồn chuồn đậu ngọn mía mưng
Dị bản
Chuồn chuồn đậu ngọn cây gừng
Em đà có chốn anh đừng tới lui
-
Cá tươi thì xem lấy mang
Cá tươi thì xem lấy mang
Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Có đâu mặt rỗ đá mài không trơnDị bản
Cá tươi xem lấy đôi mang
Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai
-
Chuyện chi anh biểu em thề
Chuyện chi anh biểu em thề
Cầm dao lá liễu dựa kề tóc mai
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn nămVideo
-
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu, sẽ đánh bên thành cũng kêu -
Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
-
Tình người như cá trong lờ
Tình người như cá trong lờ
Thò tay vô bắt còn ngờ kẹt hom! -
Người xấu duyên lặn vào trong
Người xấu duyên lặn vào trong
Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoàiDị bản
Da đen duyên lậm vào trong
Mấy người da trắng duyên bong ra ngoài
-
Những người con mắt lá răm
-
Người khôn đón trước rào sau
Người khôn đón trước rào sau
Để cho người dại biết đâu mà dò -
Trai ba mươi tuổi đang xoan
Dị bản
-
Đàn ông rộng miệng thì tài
Đàn ông rộng miệng thì tài
Đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềngDị bản
Đàn ông miệng rộng thì sang
Đàn bà miệng rộng cả làng điếc tai
Đàn ông miệng móm thì tài
Đàn bà miệng móm thì trai vô nhà
-
Cô kia má phấn môi son
Cô kia má phấn môi son
Nắng dầu mưa dãi càng giòn càng ưa
Cô kia mặt trẽn mày trơ
Vàng đeo, bạc quấn cũng dơ dáng người
Chú thích
-
- Chợ Đồng Xuân
- Một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, nằm trong khu phố cổ. Chợ Đồng Xuân được người Pháp xây dựng từ giữa năm 1889, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào năm 1946, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một và trở thành điểm chiến đấu ác liệt. Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng gần 14.000m² như hiện nay.
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Cà Đó
- Một địa danh ở xã Đức Lương, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây nổi tiếng có thuốc lá rất ngon.
-
- Đôi
- Ném, liệng (phương ngữ).
-
- Thiên linh linh, địa linh linh
- Một câu "thần chú" theo tín ngưỡng dân gian. Cũng có nơi ghi và đọc là "Thiên minh minh, địa minh minh."
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Mía mưng
- Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
-
- Sơn Hà
- Tên một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phỉnh phờ
- Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Hom
- Cũng gọi là hơm, phần chóp hai đầu của lờ đánh cá, thuôn về bên trong, để cá chỉ có thể chui vào chứ không chui ra được.
-
- Mắt lá răm
- Mắt dài như lá rau răm, được xem là mắt đẹp.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Xoan
- Xuân, trẻ (từ cổ).
-
- Mắm nêm
- Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...