Khác nào quạ mượn lông công
Ngoài hình xinh đẹp trong lòng xấu xa
Tìm kiếm "cá liệt"
-
-
Mặt rỗ như tổ ong bầu
-
Người khôn con mắt đen sì
-
Mấy người con mắt ốc nhồi
Mấy người con mắt ốc nhồi
Giỏi tài đánh vợ, đập nồi đập niêu. -
Những người tí hí mắt lươn
Những người tí hí mắt lươn
Trai thời trộm cướp, gái buôn chồng người -
Những người phinh phính mặt mo
-
Trời sinh con mắt là gương
Dị bản
Trời sanh con mắt là gương
Người ghét ngó ít, người thương ngó hoài
-
Làm người có miệng, có môi
Làm người có miệng, có môi
Khi buồn thì khóc, khi vui thì cười -
Kìa ai lào lạo ngoài da
-
Căn duyên đây đó dật dờ
-
Căn duyên này phá cho rồi
-
Càng thắm thì càng mau phai
Dị bản
Xin anh đừng thắm chớ phai
Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu
-
Căn duyên chăng đó hỡi trời
Căn duyên chăng đó hỡi trời
Gió nam phảng phất mát rồi lại không -
Canh chua điên điển cá linh
-
Một bên đèn sách văn chương
-
Nước không chưn sao kêu nước đứng
Dị bản
-
Cành đào lá liễu phất phơ
-
Con vợ khôn lấy thằng chồng dại
Con vợ khôn lấy thằng chồng dại
Như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu -
Con gái mười bảy đôi mươi
Con gái mười bảy đôi mươi
Xuống bến mà tắm, cá chui vô quần
Gái buồn gái nhảy tưng tưng
Về nhà mách chị, chị bưng miệng cười
Chị rằng: “Đừng sợ cá chui”
Cá chui mặc cá, mình vui mặc mình
Mai kia cô sẽ lấy chồng
Cái đêm động phòng như bị cá chui -
Cau non khéo bửa cũng dày
Chú thích
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Công
- Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.
-
- Ong bầu
- Một loại ong có thân khá lớn, màu đen, hay gặp trên các giàn bầu bí (vì vậy được gọi là ong bầu). Ong bầu thường làm tổ trong những đốt tre, trúc, tạo thành những lỗ tròn nhỏ bằng ngón tay út.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Chân chữ bát
- Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
-
- Màng
- Mơ tưởng, ao ước, thèm muốn (từ cổ).
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lào lạo
- Sáng sủa.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Điên điển
- Một loại cây ở miền đồng bằng Nam Bộ, có bông được sử dụng làm nhiều món ăn như dưa chua, canh, gỏi trộn thịt gà...
-
- Cá linh
- Một loại cá cùng họ với cá chép, thân nhỏ và dẹp, thường sống ở cửa sông, xuất hiện nhiều ở các sông rạch miền Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân miền Tây thường đánh bắt cá linh để làm các món ăn gia đình (kho tiêu, lẩu, gỏi...) và làm mắm.
-
- Vì
- Nể (từ cổ).
-
- Bị
- Đồ đựng, thường đan bằng cói hay tre, có quai xách.
-
- Bị gậy
- Cái bị và cái gậy, hành trang của người ăn mày (ăn xin). "Bị gậy" cũng dùng để chỉ hoàn cảnh ăn mày.
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Nước đứng
- Nước lặng.
-
- Chung
- Chén nhỏ dùng khi uống rượu hoặc trà. Cũng nói chung thỉ (người Nam Bộ phát âm chữ thủy thành thỉ).
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Bửa
- Bổ (phương ngữ miền Trung).
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).