Tai nghe câu ví nhẹ nhàng
Cũng con người lịch, cũng làng văn nhân
Tìm kiếm "cúng giỗ"
-
-
Tới đây gặp bậu sướng thay
-
Người đẹp mà thiếu khôn ngoan
Người đẹp mà thiếu khôn ngoan
Cũng như đem cánh hoa lan vùi bùn -
Lựa lời trước mới hở môi
Lựa lời trước mới hở môi
Cũng thì tiếng nói đứng ngồi không an
Cũng thì tiếng nói như vàng
Cũng thì tiếng nói phải mang giận hờn -
Cái cò cái vạc cái nông
-
Dù ai giàu có hiển vinh
-
Xấu mặt xin tương
-
Tre thì làm bạn với bương
-
Ruộng chua mà bón phân lèn
-
Tạnh trời mây kéo về non
Tạnh trời mây kéo về non
Hẹn cùng cây cỏ chớ còn mong mưaDị bản
Tạnh trời, mây kéo về non
Nhìn xa cây cỏ, lòng còn trông mưaTạnh trời mây kéo về non
Thẹn thùng cây cỏ vẫn còn trông mưa
-
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau -
Thuyền ai trôi trước
Thuyền ai trôi trước
Đợi bước tới cùng
Chiều về trời đất mông lung
Phải duyên thì xích lại cho đỡ não nùng tuyết sương.Dị bản
Thuyền ai trôi trước
Cho tôi lướt tới cùng
Chiều đã về, trời đất mông lung
Phải duyên thì xích lại cho đỡ não nùng đêm sương
-
Chàng đi đường dẫu gặp khó khăn
-
Bưng một thúng ngọc
-
Bạn nghèo thuở trước chớ quên
-
Dù chàng năm thiếp bảy thê
-
Dù cho cha đánh mẹ treo
-
Làm thơ biết cậy ai đem
-
Con quạ đen
-
Cái cò cái vạc cái nông
Cái cò cái vạc cái nông
Ba con cùng béo vặt lông con nào
Vặt lông con cốc cho tao
Tao nấu tao nướng tao xào tao ănDị bản
Chú thích
-
- Hát ví
- Lối hát giao duyên nam nữ phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh, xưa kia thường dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái.
-
- Lịch
- Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
-
- Văn nhân
- Người viết văn hoặc có kiến thức về văn học; người trí thức.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
(Truyện Kiều)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Bồ nông
- Một loài chim săn cá, có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng để bắt con mồi.
-
- Giăng ca
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Giăng ca, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Yên Lãng
- Tên nôm là làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Làng có nghề trồng rau, trong đó nổi tiếng nhất là rau húng. Húng Láng khi trồng ở làng thì có một hương vị riêng rất đặc biệt, hương vị này không còn nếu đem đi trồng ở làng khác.
-
- Phường
- Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).
Con này chẳng phải thiện nhân
Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng
(Truyện Kiều)
-
- Bương
- Giống cây bề ngoài giống như tre, thân to, thẳng, mỏng mình. Các dân tộc miền núi thường dùng thân bương (ống bương) làm vật dụng gia đình như đựng giấy tờ, chứa nước, làm điếu cày, đựng thức ăn,...
-
- Lèn
- Núi đá vôi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Về ý nghĩa câu ca dao này, xin xem chú thích tao khang.
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Thê
- Vợ (từ Hán Việt).
-
- Lợn sề
- Cũng hay được viết nhầm thành lợn xề, chỉ lợn nái đã đẻ nhiều lứa. Từ nái sề cũng thường được dùng để chỉ người phụ nữ nhiều con một cách trào phúng.
-
- Chùa Keo
- Còn gọi là chùa Keo Thượng, một ngôi chùa cổ (xây năm 1630) thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa nguyên là chùa Keo có từ thời Lý (tên Nghiêm Quang tự, sau đổi thành Thần Quang tự), được xây ở hương Giao Thủy (tên Nôm là Keo), phủ Hà Thanh, thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Năm 1611, nước sông Hồng dâng lên làm ngập hương Giao Thủy nên một bộ phận dân làng buộc phải di cư lập làng mới Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình, xây chùa Keo mới gọi là chùa Keo Thượng (phân biệt với chùa Keo Hạ do nhóm di dân khác lập ở Nam Định cũng trong thời gian ấy). Chùa mang nét kiến trúc đặc sắc và tiêu biểu của thời Lê. Hàng năm vào các ngày đầu xuân và rằm tháng chín, nhân dân quanh vùng lại mở hội chùa rất đông vui.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Đụng
- Gặp phải (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cốc
- Loài chim lội nước thuộc họ Bồ nông, thức ăn là các loại động vật thủy hải sản nhỏ
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.