Anh nói em cũng nghe anh
Bát cơm đã trót chan canh mất rồi
Nuốt đi đắng lắm anh ơi
Bỏ ra thì để tội trời ai mang
Tìm kiếm "cung trăng"
-
-
Có ai nước cũng bằng bờ
Có ai nước cũng bằng bờ
Không ai nước cũng cầm cơ mực này
Có ai nước cũng thế này
Không ai thì cũng như ngày có ai -
Ông phật ngồi cũng phải thắt cười
-
Lời nguyền trước cũng như sau
Lời nguyền trước cũng như sau
Ta không ham vui bỏ bạn, bạn chớ tham giàu bỏ ta -
Phụ mẫu thiếp cũng như phụ mẫu chàng
Dị bản
Phụ mẫu thiếp cũng như phụ mẫu chàng
Khắc một bia đá bốn chữ vàng thờ chung
-
Gặp em anh cũng muốn thương
-
Có chồng anh cũng thương đùa
-
Đó đủ đôi cùng ngồi một ngựa
-
Con chim nó cũng như mình
Con chim nó cũng như mình
Lẻ loi thiếu bạn chung tình bơ vơ -
Giàu ba họ cũng gần
Dị bản
-
Lấy ai thì cũng một chồng
Lấy ai thì cũng một chồng
Lấy ta, ta bế ta bồng trên tay. -
Thơm không ngon cũng tiếng thơm vườn
-
Thuyền đây ý cũng muốn qua
Thuyền đây ý cũng muốn qua
Thuế má đóng đủ, gãy cha cái cột buồm -
Bánh nhiều quá cũng kêu bánh ít
-
Ba cô đi cúng chùa ngoài
Ba cô đi cúng chùa ngoài
Cúng cam cúng quýt cúng xoài cúng dưa -
Ai hò tôi cũng hò qua
-
Đói no thiếp cũng lần hồi
-
Chúng anh xưa cũng kiếp học trò
-
Không phải gàu cũng dùng để tát
-
Anh khôn ngoan cũng ở dưới ông Trời
Chú thích
-
- Thắt cười
- Mắc cười, buồn cười (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Công giáo
- Còn được gọi là Thiên Chúa giáo, Kitô giáo hoặc đạo Giatô, một tôn giáo có niềm tin và tôn thờ đức Chúa Trời, Giêsu, các thánh thần. Chữ công có nghĩa là chung, phổ quát, đón nhận mọi người chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Xuất hiện ở nước ta từ khoảng thế kỉ 16, Công giáo phát triển khá mạnh cho đến ngày nay.
-
- Quý hồ
- Miễn sao, chỉ cần (từ Hán Việt).
-
- A-men
- Một từ mà người theo đạo Chúa (Công giáo, Tin Lành...) thường nói khi kết thúc một bài kinh, có thể dịch thành "Thật vậy" hoặc "Xin được như nguyện."
-
- Tương truyền bài ca dao này nói về cuộc tình duyên giữa hoàng đế Bảo Đại (theo Phật giáo) và Nam Phương Hoàng hậu (theo Công giáo).
-
- Lạc Hồng
- Con Lạc cháu Hồng (Con của loài chim Lạc, cháu của dòng giống Hồng Bàng). Chim Lạc là một loài chim trong truyền thuyết, được xem là biểu tượng của Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử nước ta (sau Văn Lang của các vua Hùng). Hồng Bàng là tên gọi chung cho giai đoạn thượng cổ nước ta, chủ yếu dựa trên các truyền thuyết, truyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học.
Nhân dân ta tự nhận là con Lạc cháu Hồng. Từ "Lạc Hồng" đôi khi được đảo thành Hồng Lạc, tương tự như đối với "con Hồng cháu Lạc."
-
- Đùa
- Tự ý hành động, không coi trước coi sau, không cần sự ưng thuận của người khác.
-
- Xe cút kít
- Cũng gọi là xe rùa, loại xe thô sơ có kích thước nhỏ để vận chuyển bằng tay. Xe cút kít thường sử dụng trong xây dựng để vận chuyển gạch đá, vôi vữa...
-
- Bộ ngựa
- Gọi tắt là ngựa, còn gọi là phản hay bộ ván (phương ngữ Nam Bộ), đồ dùng để nằm, gồm hai hay ba tấm ván dày ghép lại với nhau bằng mộng. Bộ ngựa được kê trên hai phiến gỗ dài, có hai chân ở hai đầu, miền Bắc gọi là cái mễ, miền Nam gọi là cái chân bò.
-
- Bần
- Nghèo (từ Hán Việt).
-
- Phú quý đa nhân hội
- Giàu sang thì nhiều người lân la đến làm quen.
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Bánh ít
- Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.
-
- Non nhớt
- Còn rất non, chưa ráo mủ, còn nhiều nhớt (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chuối tiêu
- Còn gọi chuối già (có nơi đọc là chuối dà), một giống chuối cho trái nhỏ, dài, thơm, khi chín vỏ vẫn màu xanh, khi chín muồi vỏ chuyển sang màu vàng. Chuối tiêu rất giàu dinh dưỡng và là một vị thuốc dân gian.
-
- Trượng phu
- Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
-
- Canh ngọt
- Cách nói để khen món canh ngon, đúng vị (cơm lành canh ngọt).
-
- Cau lùn
- Giống cau thuộc họ cau dừa, thân cột, cao tới 20m, tán lá rộng, ít rụng, hoa thơm, có trái quanh năm, thường được trồng làm cảnh.
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Thượng thiên
- Trên trời (từ Hán Việt).