Ai lên cho tới cung trăng,
Nhắn con vịt nước đừng ăn cá trời
Hỡi con vịt nước kia ơi
Sao mày vùng vẫy ở nơi sông Hà
Tìm kiếm "cung trăng"
-
-
Vườn hồng có khách cung trăng
-
Trên Tràng Thi dưới cũng Tràng Thi
-
Nàng về giã gạo ba trăng
-
Thằng Cuội đứng giữa cung trăng
-
Đố ai lượm đá quăng trời
Dị bản
-
Chờ em nửa tháng ni rồi
-
Đố ai ngồi võng không đưa
Đố ai ngồi võng không đưa
Ru con không hát ầu ơ đôi lời
Đố ai đội đá vá trời
Đan gầu tát bể, ghẹo người cung trăng -
Quít giấy Hương Cần
-
Bởi thương nên ốm nên gầy
-
Đã rằng là nghĩa vợ chồng
-
Số giàu tay trắng cũng giàu
-
Thiếp xa chàng ăn vàng cũng đắng
Thiếp xa chàng ăn vàng cũng đắng
Thiếp gần chàng ăn hạt muối trắng cũng ngon
Mấy lâu ni ruột thắt gan mòn
Trông cho gặp mặt khỏi còn nhớ thươngDị bản
Vắng mặt em ăn đường cũng thấy đắng
Gặp mặt em rồi ăn muối trắng cũng ngon
-
Ai về có nhớ Cẩm Thanh
-
Con trăng lu cũng tiếng con trăng rằm
-
Trọc đầu mang tiếng bất lương
-
Hôm qua anh đi chợ trời
Hôm qua anh đi chợ trời
Thấy ông Nguyệt Lão đang ngồi ở trên
Tay thì cầm bút cầm nghiên
Tay cầm tờ giấy đang biên rành rành
Biên ta rồi lại biên mình
Biên đây lấy đấy, biên mình lấy ta
Chẳng tin lên hỏi trăng già
Trăng già cũng bảo rằng ta lấy mình
Chẳng tin lên hỏi thiên đình
Thiên đình cũng bảo rằng mình lấy ta
Quyết liều một trận phong ba
Để cho thiên hạ người ta trông vào
Quyết liều một trận mưa rào
Để cho thiên hạ trông vào đôi ta -
Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua
-
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Thấy em lịch sự lòng anh cũng mừng
Đêm trăng sáng chỉ có chừng
Đôi ta đã gặp thì đừng xa nhau -
Hoa thơm mất nhụy đi rồi
Hoa thơm mất nhụy đi rồi
Dù rằng trang điểm cũng người vô duyên
Chú thích
-
- Ngân Hà
- Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.
-
- Thi lễ
- Kinh Thi và kinh Lễ, dùng để chỉ sự nền nếp, gia giáo thời phong kiến.
-
- Tràng Thi
- Tên một phố thuộc huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc hai phường Hàng Trống và Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm. Phố dài 860m từ phố Bà Triệu đến phố Cửa Nam, cắt ngang qua các phố Quang Trung, ngă tư Phủ Doãn - Triệu Quốc Đạt và phố Quán Sứ. Phố có tên gọi như vậy vì từ đời nhà Lê, trường thi Hương đặt tại đây. Thời Pháp thuộc, người Pháp dịch tên phố thành Rue du Camp des Lettres, sau đổi là phố Borgnis-Desbordes (tên một tướng Pháp). Sau Cách mạng, phố được đổi tên thành Tràng Thi như cũ.
-
- Lúa Ba Trăng
- Một giống lúa cổ ở nước ta, thời xưa được trồng nhiều ở Nghệ An, từ lúc gieo mạ tới lúc lúa chín vừa vặn ba tháng. Lúa Ba Trăng cho gạo trắng, cơm dẻo, nhiều bột. (Theo Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn).
-
- Cao Bằng
- Một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nước ta, có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ. Cao Bằng nổi tiếng với thắng cảnh thác Bản Giốc. Ngoài ra, nơi đây còn có các khu du lịch nổi tiếng khác như Động Ngườm Ngao hay hồ núi Thang Hen. Vì là vùng đất biên giới nên xưa kia các triều đại phong kiến nước ta luôn cho quân lính đồn trú tại Cao Bằng (gọi là trấn thủ lưu đồn).
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Cái rìu
- Dụng cụ dùng để chặt cây hay bửa củi. Rìu gồm lưỡi rìu nặng và sắc bén, rèn bằng sắt hay thép tra vào một cán gỗ. Trước đây, rìu còn lại một loại vũ khí dùng trong chiến tranh.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Săng lẻ
- Còn có tên là bằng lăng, một loại cây cho gỗ dùng làm nhà, đóng thuyền.
-
- Kiền kiền
- Còn gọi là tử mộc, mộc vương, một loại cây có nhiều ở các vùng đồi núi Trung Bộ và Tây Nguyên, chất gỗ cứng bền, lâu hỏng, xưa được dùng làm áo quan chôn sâu dưới đất hàng trăm năm không hư. Kiền kiền có ba loại: cây thớ trắng gọi là tử, thớ đỏ gọi là thu, thớ vàng gọi là ỷ. Lá cây kiền kiền dùng làm thuốc trị các chứng bệnh lở loét.
-
- Lượm
- Nhặt (phương ngữ miền Trung và Nam Bộ).
-
- Quăng
- Ném.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Bán nguyệt
- Nửa hình tròn (bán nguyệt từ Hán Việt nghĩa là nửa mặt trăng).
-
- Quýt giấy
- Một giống quýt vỏ màu đỏ tươi, mọng căng, mỏng vỏ nhiều nước, vị chua đậm đà.
-
- Hương Cần
- Một làng bên sông Bồ, thuộc xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên–Huế. Quýt Hương Cần là giống quýt quý hiếm nổi tiếng, sinh thời Nguyễn Du và Tùng Thiện Vương có làm thơ ca tụng.
-
- Mỹ Lợi
- Làng cổ thành lập từ thế kỉ 16, thuộc xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Làng nổi tiếng với nhiều sản vật như cau, khoai mài, tơ đủi, lụa, thao, nón lá, các loại hải sản nuôi đầm, v.v...
-
- Vải trạng
- Còn gọi là hắc lệ chi (vải đen), tương truyền do các sứ thần của ta đi Trung Quốc mang về. Đây là một giống vải quý hiếm, gốc to, tán rộng, trái có cơm dày, hột nhỏ và đen bóng, xưa được dùng để tiến vua.
-
- Cung Diên Thọ
- Một hệ thống kiến trúc cung điện có quy mô lớn nhất còn tồn tại trong Hoàng thành Huế, nơi ở của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng thái hậu triều Nguyễn. Cung được xây dựng từ năm 1804 và tu sửa qua nhiều đời vua, tên cũng thay đổi nhiều lần: Trường Thọ, Từ Thọ, Gia Thọ, Ninh Thọ, đến triều Khải Định mới mang tên Diên Thọ. Năm 1993, cung được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Điện Phụng Tiên
- Một ngôi điện thờ cúng các vị vua và hoàng hậu nhà Nguyễn, nằm ở gần cửa Chương Đức, phía trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng thành Huế. Điện trước làm bằng gỗ, tên Hoàng Nhân, nằm gần cửa Hiển Nhân, sau vua Minh Mạng cho dời về vị trí ngày nay và đổi tên thành Phụng Tiên. Điện đã bị phá hủy nhiều trong chiến tranh, hiện chỉ còn cửa tam quan và vòng tường thành còn tương đối nguyên vẹn.
-
- Thế Tổ Miếu
- Còn gọi là Thế Miếu, ngôi miếu thờ các vị vua triều Nguyễn, được xây dựng từ đầu thế kỉ XIX, nằm ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế.
-
- Thanh trà
- Loài cây ăn trái thuộc họ Bưởi, quả có múi trong, hơi vàng, vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng, ăn nhiều không có hậu đắng trong cổ họng như một số loại bưởi khác. Thanh trà còn được trộn với khô mực làm món gỏi thanh trà. Thanh trà làng Nguyệt Biều (Huế) rất nổi tiếng, xưa được dùng để tiến vua.
-
- Nguyệt Biều, Lương Quán
- Tên hai làng nay được hợp nhất thành phường Thủy Biều thuộc thành phố Huế.
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Tịnh Tâm
- Tên một hồ nước trong kinh thành Huế, nguyên là vết tích của sông Kim Long, dưới thời vua Minh Mạng được cải tạo thành hồ hình chữ nhật làm chỗ tiêu dao, giải trí. Trên hồ có ba đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Dưới thời vua Thiệu Trị hồ được coi là một trong 20 cảnh đẹp của đất Thần Kinh. Đây cũng là nơi hai chí sĩ Thái Phiên và Trần Cao Vân giả làm người câu cá bí mật gặp vua Duy Tân bàn kế hoạch cho phong trào Duy Tân chống Pháp.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Ba trăng
- Người xưa gọi mỗi tháng là một con trăng. Ba trăng tức là ba tháng.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Trăng
- Chỉ tháng, thu: chỉ năm. Cách nói của người xưa.
-
- Đụn
- Kho thóc.
-
- Cẩm Thanh
- Địa danh nay là một xã thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ tre, dừa.
-
- Trăng lu
- Trăng mờ.
-
- Bất lương
- Không lương thiện (từ Hán Việt).
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).