Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Vịt
    Một loại giỏ tre đan theo hình con vịt, dùng để đựng tôm cua, cá...
  2. Lươn
    Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.

    Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...

    Con lươn

    Con lươn

  3. Rương
    Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.

    Cái rương

    Cái rương

  4. Bền quai dai cuống
    Chất lượng tốt thì sử dụng được lâu dài.
  5. Đông Lỗ
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
  6. Mai Đình
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
  7. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  8. Được cánh đồng Sòng, no lòng thiên hạ
    Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Đồng Sòng thuộc xã Tây Lạc (nay thuộc xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định — Ca dao Mẹ), đất cao lại chua, tương truyền sư Không Lộ ăn cá đổ dấm thừa ra đó, năm nào có nhiều mưa cày cấy được, thì mới có thóc thu hoạch nên mới có câu này.
  9. Có bản chép: oằn
  10. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  11. Thập điện Diêm vương
    Mười vị thần cai quản cõi chết và phán xét con người ở âm phủ căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống, theo Phật giáo. Thập điện Diêm vương gồm có: Nhất điện: Tần Quảng Vương, Nhị điện: Sở Giang Vương, Tam điện: Tống Đế Vương, Tứ điện: Ngũ Quan Vương, Ngũ điện: Diêm La Thiên Tử, Lục điện: Biện Thành Vương, Thất điện: Thái Sơn Vương, Bát điện: Đô Thị Vương, Cửu điện: Bình Đẳng Vương, và Thập điện: Chuyển Luân Vương. Ở nước ta tranh và tượng Diêm Vương thường được bố trí trong chùa, thường được xếp thành hai hàng, mỗi bên năm vị.
  12. Thiên tri quỷ thần
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thiên tri quỷ thần, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  13. Hiếu sự vi tiên
    Lấy việc hiếu thảo làm đầu (thành ngữ Hán Việt).
  14. Mộ thê tử
    Yêu mến vợ con.
  15. Sinh thành
    Sinh ra và nuôi nấng, dạy dỗ cho thành người (từ Hán Việt).
  16. Niềm tây
    Nỗi lòng, tâm sự riêng.

    Sứ trời sớm giục đường mây,
    Phép công là trọng, niềm tây sá nào
    (Chinh Phụ Ngâm)

  17. Mảng
    Mải, mê mải (từ cũ).
  18. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  19. Xoan
    Xuân, trẻ (từ cổ).
  20. Nữ nhi
    Con gái nói chung.
  21. Thì
    Thời, lúc.
  22. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  23. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  24. Giá
    Lạnh buốt.
  25. Cong
    Đồ đựng nước hoặc gạo, làm bằng sành, hông phình, miệng rộng, hình dáng như cái .
  26. Vãi
    Ném vung ra.
  27. Ngồng
    Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.

    Ngồng cải

    Ngồng cải

  28. Dìa
    Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
  29. Chéo áo
    Mảnh vải nhỏ hình tam giác may liền vào hai bên vạt áo để vạt áo rộng thêm ra ở phía dưới, theo kiểu cũ.
  30. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  31. Chỉ điều
    Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
  32. Đậu
    Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
  33. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  34. Cá ngừ
    Một loài cá biển đặc biệt thơm ngon, mắt rất bổ, được chế biến thành nhiều loại món ăn ngon và hiện nay là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Nghề câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam ra đời năm 1994, nhờ công sức phát hiện ra phương pháp câu của ngư dân Phú Yên. Sau đó nghề này dần lan rộng, trở thành thế mạnh của ngư dân duyên hải Nam Trung Bộ như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa...

    Cá ngừ

    Cá ngừ

  35. Bài ca dao này trêu chọc những người bị bệnh hen (dân gian gọi là bệnh nực), mỗi khi thời tiết thay đổi thì hay thở khò khè trong cổ họng (tục gọi là cò cử, hoặc cưa).