Có con đi chẳng kịp người
Bận cho con bú, bận cười với con.
Tìm kiếm "con cò giò"
-
-
Cô kia khăn trắng tang ai?
– Cô kia khăn trắng tang ai?
– Nhất tang cha mẹ, thứ hai tang chồng
– Tang chồng thì vứt khăn đi
Tang cha, tang mẹ, ta thì tang chung. -
Có công mài sắt có ngày nên kim
Có công mài sắt có ngày nên kim
-
Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau
Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau
-
Có mới thì nới cũ ra
Có mới thì nới cũ ra
Mới để trong nhà cũ để ngoài sân. -
Cô kia tóc bỏ đuôi gà
Cô kia tóc bỏ đuôi gà
Lại đây anh hỏi một và mấy câu
Tóc cô chính ở đỉnh đầu
Hay là tóc mượn ở đâu chắp vào?Dị bản
Cô kia tóc bỏ đuôi gà
Lại đây anh hỏi một và bốn câu
Tóc cô chính tóc ở đầu
Hay là tóc mượn ở đâu chắp vào?
-
Cô Thỉ cô Thi
Cô Thỉ cô Thi
Cô đang đương thì, cô kẹo với ai ?
Cô Tú kẽo kẹt cô cai
Vợ chồng thuyền chài kẽo kẹt dưới sông
Mâm cốm kẹo với mâm hồng
Bát bịt, mâm đồng kẽo kẹt một nơi
Mâm thịt kẹo với mâm xôi
Thịt bùi xôi dẻo kẹo nơi bà già
Cùi dừa kẹo với bánh đa
Cái đĩa thịt gà kẹo với lá chanh
Nồi cơm kẹo với nồi canh
Quả bí trên cành kẹo với tôm he
Bánh rán kẹo với nước chè
Cô kia cò kè kẹo với ai đây ?
Bà cốt kẹo với ông thầy
Con chim loan phượng kẹo cây ngô đồng -
Có chồng càng dễ chơi ngang
Có chồng càng dễ chơi ngang
Đẻ ra con thiếp con chàng con ai -
Có ăn vất vả đã cam
-
Có chồng thì mặc có chồng
Có chồng thì mặc có chồng
Tôi đi ngủ dạo kiếm ít đồng mua rauDị bản
Có chồng thì mặc có chồng
Còn đi chơi trộm kiếm đồng mua rau
-
Có chà, cá mới ở đìa
-
Có tiếng mà chẳng có miếng
Có tiếng mà chẳng có miếng
-
Có trộm mới đi ăn đêm
Có trộm mới đi ăn đêm
Ai người tử tế ra đường nửa khuya -
Cô kia bánh đúc bẻ ba
Dị bản
Em còn bánh đúc bẻ ba
Mắm tôm quệt ngược, cửa nhà anh tan
-
Có trăng anh phụ lòng đèn
-
Cô kia má đỏ hồng hồng
-
Có chồng phải lụy theo chồng
Dị bản
-
Có nam có nữ thời mới nên xuân
-
Có mặt đây nói láo rằng thương
Có mặt đây nói láo rằng thương
Tôi về xứ sở, vấn vương nơi nào? -
Có chồng mà chẳng có con
Có chồng mà chẳng có con
Cũng bằng hoa nở trên non một mình
Chú thích
-
- Đương thì
- Đang ở thời kì tuổi trẻ, đầy sức sống (thường nói về con gái).
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Tôm he
- Một loại tôm ngon và quý, đặc sản của vùng biển Quảng Ninh. Từ tôm he có thể chế biến thành nhiều món ngon và bổ dưỡng như ruốc tôm he, tôm he nhồi, tôm he nhúng...
-
- Đồng cốt
- Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Ngô đồng
- Một loại cây gỗ rất cao (có thể hơn 17 mét), thân lớn (khoảng nửa mét), vỏ màu lục xám hoặc nâu xám (khi già), rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam), thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
(Tì bà - Bích Khê).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chà
- Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là nè (cành nè, cây nè).
-
- Có bản chép: Chuôm.
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Mắm tôm
- Một loại mắm ở miền Bắc, được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi (một loại tôm nhỏ) và muối ăn, qua quá trình lên men tạo mùi vị và màu sắc rất đặc trưng. Mắm tôm thường có ba dạng: đặc, sệt và lỏng. Ba dạng này chỉ khác nhau ở tỉ lệ muối và quá trình phơi nắng. Trước khi sử dụng, mắm tôm thường được pha với chanh và ớt.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Da mồi tóc sương
- Da lốm đốm những chấm màu nâu nhạt như mai con đồi mồi, tóc bạc như sương tuyết; đây là hình ảnh để tả người già (cũng có cách nói da mồi tóc bạc, tóc bạc da mồi).
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Cam
- Bằng lòng chịu vì cho là không thể nào khác được.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Cà cuống
- Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.